Bình bát là một loại trái cây không còn quá xa lạ với mỗi người, nó khá phổ biến ở nước ta, nhất là ở các tỉnh phía Nam. Dù vậy, chắc hẳn chưa có nhiều người biết đến những tác dụng tuyệt vời của trái bình bát. Bài viết dưới đây sẽ mang thông tin đến bạn nhé!
1. Cây bình bát là gì? Đặc điểm cây bình bát
Cây bình bát hay có tên gọi khác là cây na xiêm hay cây nê, được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam nước ta. Ngoài ra, ở các nước châu Âu cũng có trồng cây bình bát và được gọi là quả tim bò hay quả sita,..
Bình bát là loài cây thuộc loài thực vật China, thuộc loại thân cây gỗ, có chiều cao trung bình khoảng 3cm đến 5cm. Lá cây bình bát mọc so le nhau, thuộc loại đơn và có hình mác, nhọn ở hai đầu. Hoa bình bát có màu vàng, thời gian hoa rụng tầm khoảng tháng 5 hoặc tháng . Đến tầm tháng 7, tháng 8 thì bắt đầu ra quả.
Trái bình bát có hình tim, có màu xanh khi còn non và mùi hơi nồng. Khi chín trái chuyển sang màu vàng tươi và có hương thơm thoang thoảng. Phần thịt trong quả màu trắng và khi ăn sẽ cảm nhận được vị chua, ngọt ít.
2. Thành phần hoá học cây bình bát
Từng bộ phận của cây bình bát sẽ có những thành phần hoá học khác nhau, thông tin chi tiết như sau:
2.1. Thành phần hoá học trong lá bình bát
Gồm các hoạt chất:
- Triterpenoid mới (annonaretin A),
- Triterpenoid (taraxasterol, taraxerol, uvaol),
- Sterol (β-sitosterol, 6β-hydroxy stigmast-4-en-3-one),
- Diterpenoid (axit kaurenoic, axit 17-acetoxy-16β-hydroxy-entkauran-19-oic, axit 16α-hydro-ent-kauran-17,19-dioic, axit 16αhydro-19-al-ent-kauran-17-oic),
- Flavonoid ((2S)-di-O-methyl liquiritigenin, rutin)
2.2. Thành phần hoá học trong vỏ thân và rễ binh bát
Bao gồm các hoạt chất: Roliniastatin – 2, Reticulacinon, các Diterpen, Anonain, Oxoushinsunin, Michelalbin, Reticulin, Asimilobine, Hydroxynomuciferin, Methoxyannomontin
2.3. Thành phần hoá học trong hạt và trái bình bát
Gồm nhiều hoạt chất:
- Acetogenin (uvarigrandin A, cis-reticulatacin-10-one),
- Amin béo (N- (Triacontanoyl)tryptamin),
- Triterpenoid (axit rotundic và pedunculoside),
- Sterol (β-sitosterol và β-sitosteryl-3-O-β-Dglucopyranoside),
- Dẫn xuất của benzen (sinapaldehyde glucoside, eleutheroside B, axit vanilic).
3. Vị thuốc của trái bình bát? Bình bát có thể chữa bệnh gì?
Nhìn chung, toàn thân của cây bình bát sẽ có vị hơi chát và đắng. Trên thân cây và hạt bình bát có chứa độc tố. Tuy vậy, cây bình bát cũng có những tác dụng dược lý nhất định.
3.1. Theo Y học hiện đại
Theo Y học hiện đại, cây bình bát có tác dụng là kháng nấm, chống vi khuẩn và tham gia vào quá trình ức chế sự phát triển của một số loài sinh vật.
Tuy chứa độc, nhưng trong y học thông qua quá trình chiết xuất vỏ thân và hạt cây bát bình sẽ có tác dụng trong việc tiêu diệt và ngăn ngừa sự xuất hiện của các tế bào ung thư: ung thư phổi, ung thư hầu mũi và ung thư kết tràng.
Ngoài ra, người ta cũng điều chế cây bát bình thành các loại thuốc nhằm tiêu diệt côn trùng, chấy rận, con ghẻ, ấu trùng,…
3.2. Theo Y học cổ truyền
Y học cổ truyền cũng sử dụng cây bình bát như một vị thuốc để kháng khuẩn, kháng viêm và sát trùng.
Ngoài ra, những người mắc các bệnh lý như trầm cảm, an thần, nhuận tràng, lợi tiểu cũng đều có thể sử dụng bát bình để hỗ trợ trong quá trình trị bệnh. Đồng thời, trong đông y cũng thường sử dụng bát bình vào các bài thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể và hỗ trợ hệ bài tiết.
4. Tác dụng của cây bình bát
Bình bát là một loại trái cây hữu ích bởi chúng ta có thể sử dụng tất cả các bộ phận của nó để điều chế thành nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau.
- Trái bình bát có ăn được không? Nếu bạn đang thắc mắc vấn đề này thì câu trả lời cho bạn là hoàn toàn có thể. Trái bình bát có tác dụng rõ nhất là kháng khuẩn, tiêu viêm, tẩy giun, sát trùng và hỗ trợ điều trị kiết lỵ. Với các người bệnh bị nhiễm khuẩn hô hấp, sốt cao cũng có thể dùng nước sắc của trái bình bát xanh, phơi khô để hỗ trợ giảm tình trạng bệnh. Không những thế, người ta còn sử dụng trái bình bát để ngâm rượu.
- Mặc dù có chứa một chút độc nhưng hạt bình bát vẫn được điều chế làm thuốc bởi trong nó có nhiều thành phần có thể hỗ trợ các bệnh lý kiết lỵ hay tiêu chảy. Có lưu ý nhỏ là người dùng cần cân nhắc kỹ, tốt nhất là tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Ngoài việc dùng để chữa bệnh thì bình bát cũng là một nguyên liệu được dùng trong làm đẹp. Bạn có thể loại bỏ được chấy rận gây ngứa đầu bằng cách phơi khô hạt bình bát, giã nhuyễn và đun lấy nước gội đầu. Hoặc bạn cũng thể dùng nước sắc từ hạt này để làm thuốc trừ sâu hữu cơ và ngâm quần áo tránh bị rệp.
- Ở nước ngoài, ví dụ như Philipin người ta còn dùng vỏ thân và rễ con của cây bát bình điều chế thành thuốc chữa bệnh đau dạ dày, hạ sốt và cá vấn đề nha khoa như đau răng, viêm lợi.
5. Liều dùng bình bát như nào là hợp lý?
Có nhiều người thắc mắc không biết liều dùng bình bát là bao nhiêu? Hiện tại, vẫn chưa có quy định cụ thể nào về liều dùng bình bát.
Với mỗi bệnh lý và cấp độ bệnh khác nhau mà liều dùng cũng khác nhau. Bạn nên sử dụng theo đúng nhu cầu và mục đích toa thuốc để đạt hiệu quả. Tốt hơn nếu có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ, khi dùng sẽ cảm thấy an tâm hơn.
Thông thường để trị sốt, tiêu chảy, giun sán,.. người ta thường dùng quả bình bát xanh thái mỏng, phơi khô với lượng khoảng 8g đến 12g sắc nước uống.
6. Một số bài thuốc chữa bệnh từ bình bát
Bình bát có tác dụng hữu ích khi chữa được nhiều bệnh khác nhau. Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc từ bình bát được đánh giá cao và nhận được nhiều phản hồi tích cực từ người dùng, bạn có thể tham khảo một số bài thuốc sau:
6.1. Trị mề đay, mẩn ngứa
- Bước 1: chuẩn bị cây bình bát bát tươi rửa sạch và một chút lá dừa khô.
- Bước 2: Bó lá dừa khô thành từ bó và châm rửa, sau đó đặt cây bình bát lên trên để tạo ra khói.
- Bước 3: người bệnh cởi quần áo ra hoặc hơ trực tiếp vùng da bị mẩn ngứa, mề đay vào làn khói đó. Hơ người đến khi cơ thể toát ra mồ hôi thì dừng.
- Bước 4: lau khô người và mặc bộ quần quần áo mới, giữ cho cơ thể sach sẽ.
Với phương pháp này người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng ngứa ngáy, khó chịu được cải thiện ngay sau khi thực hiện.
6.2. Hỗ trợ điều trị lao phổi
Với những bệnh nhân lao phổi, có thể dùng khoảng 20g thân vỏ bình bát đã thái lát mỏng, phơi khô sắc cùng với 120g nước lọc để lấy nước uống hàng ngày. Tốt nhất là nên sắc ngày nào uống ngày đó, tránh uống nước để qua đêm sẽ bị giảm tác dụng.
6.3. Hỗ trợ chứng đau xương khớp, nhức mỏi tay chân
Với những người thường xuyên đau nhức xương khớp hay nhức mỏi tay chân, có thể dùng bình bát để hỗ trợ điều trị bằng cách dùng trái bình bát:
- Bước 1: chuẩn bị 1 trái bình bát xanh, mang rửa sạch sau đối nhã nhuyễn (hoặc cho vào máy xay để tiết kiệm thời gian)
- Bước 2: cho phần quả bình bát đã giã nhuyễn vào nồi, thêm chút nước và xào nóng lên.
- Bước 3: lấy hỗn hợp ra cho bớt nóng rồi đắp trực tiếp lên những vị trí bị đau nhức như: khớp tay, khớp chân, đầu gối,… trong khoảng 15 đến 20 phút
Ngoài cách chế biến, thì trái bình bát cũng thể ăn thường xuyên để giúp xương khớp khoẻ mạnh, từ đó phòng ngừa được một số bệnh khác: viêm khớp, thoái hoá cột sống, gout,…
6.4. Bình bát chữa bệnh tiểu đường
Với người mắc bệnh tiểu đường có thể dùng thân và quả bình bát để hỗ trợ giảm lượng đường rất tốt.
- Bước 1: chuẩn bị 1 nắm thân và quả bình bát rửa sạch.
- Bước 2: đem nguyên liệu đã chuẩn bị đun với 2 lít nước trong khoảng 15-20 phút.
- Bước 3: Nước đun xong để nguội bớt và sử dụng uống thay nước lọc hàng ngày để thấy có hiệu quả.
6.5. Trị viêm nhiễm phụ khoa
Bình bát cũng rất có lợi đối với các chị em phụ nữ. Bài thuốc chữa viêm viễm phụ khoa rất đơn giản, không mất thời gian chế biến. Bạn có thể sử dụng trực tiếp trái bình bát chín hoặc uống nước lá bình bát là đã có thể giúp phòng ngừa các bệnh về phụ khoa như tình trạng viêm nhiễm vùng kín.
Đồng thời uống nước lá bình bát cũng có tác dụng trong điều trị thiếu máu hiệu quả. Điều này có có lợi với phụ nữ, nhất là vào những kỳ kinh nguyệt.
6.6. Làm mát và giải nhiệt cơ thể
Có thể dùng trái bình bát chín như một loại hoa quả giải nhiệt vô cùng đơn giản và hiệu quả.
Trái bình bát chín dầm với đường hoà cùng nước hoặc cũng có thể xay với đá để tạo thành một thức uống giải nhiệt, nhất là vào mùa hè.
Ngoài làm nước giải khát, bạn cũng có thể chế biến quả bình bát thành món kem mát lạnh, thơm ngon được nhiều người ưa chuộng.
6.7. Trị bướu cổ
Có thể nói, những hoạt chất có trong trái bình bát có tác dụng rất lớn, bởi nó có thể chế biến thành nhiều bài thuốc chữa bệnh khác nhau.
Những bệnh nhân bướu cổ có thể sử dụng 1 trái bình bát nướng xém vỏ và lăn qua lăn lại vùng da bị bướu cổ hàng ngày để hỗ trợ giảm tình trạng bệnh. Một lư ý nhỏ, sau khi nướng xong bạn nên để quả nguội bót rồi mới lăn, tránh gây tình trạng nóng đỏ, rát.
7. Một số lưu ý cần biết khi dùng bình bát trị bệnh
Phải công nhận rằng cây và trái bình bát đã mang đến rất nhiều công dụng hữu ích đối với sức khỏe con người, nhất là khả năng hỗ trợ điều trị các bệnh lý. Tuy nhiên, đây cũng là một dược liệu chứa hàm lượng nhỏ chất độc, vì thế người dùng vẫn cần thận trọng trong quá trình sử dụng. Một số chú ý khi dùng bát bình làm thuốc trị bệnh:
- Đặc điểm trái bình bát có hương thơm khá trặc trưng, vì thế sẽ “gây sự chú ý” đến các loài côn trùng. Do đó, khi sử dụng bạn cần chú ý cách bảo quản thật cẩn thận, bỏ vào hộp hay túi kín và để ở nơi khô ráo, thoáng mát tránh ẩm mốc dẫn đến hư hỏng.
- Với lá bình bát, bạn có thể thu hoạch và sử dụng quanh năm. Còn với phần rễ, nên lấy ở những cây to, khoẻ. Quả bình bát thì tuỳ mục đích sử dụng mà chọn quả xanh hay chín để phù hợp với bài thuốc trị bệnh.
- Nhựa cây bình bát có tính dược lý cao, vì thế khi thu hoạch cũng như khi sử dụng cần lưu ý tránh để nhựa cây dính vào da tránh tình trạng dị ứng, mẩn ngứa.
- Không nên lạm dụng sử dụng quá nhiều, mà cần dùng theo liều lượng phù hợp với với tình trạng cá nhân. Đối với các bệnh nhân đang điều trị thì nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Cây bình bát quả là một loại trái cây hữu ích cho sức khỏe mỗi chúng ta. Bài viết này đã tổng hợp những thông tin chi tiết về bình bát, hy vọng đã mang nhiều hữu ích cho bạn. Chúc các bạn luôn có một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần luôn tươi vui!