Đương quy bổ huyết tác dụng và cách sử dụng vị thuốc đương quy

Theo tài liệu cổ, bài thuốc “Đương quy bổ huyết” được xem là “thánh dược” với công dụng hoạt huyết, thông kinh, bổ huyết. Ngoài ra, loại thảo dược này còn có tác dụng tốt với những người bị bệnh xương khớp hay người cao tuổi. Đây là vị thuốc được sử dụng phổ biến, thường xuyên xuất hiện trong bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt, giúp bổ huyết ở cả nam và nữ.

1. Đương quy – sâm đương quy là gì? Tên gọi, phân nhóm

1.1. Đương quy – sâm đương quy là gì?

Đương quy là cây dược liệu được sử dụng trong những bài thuốc Đông Y từ xa xưa với nhiều tên gọi như Tần Quy, Can Quy và thường được gọi với tên khác là sâm đương quy, tên khoa học Angelica sinensis.
Đương quy hay sâm đương quy là loại cây thân thảo lớn, cao chừng 40 đến 80cm, lá hình mũi mác dài, gần như không có cuống, cụm hoa tán két màu trắng hoặc lục nhạt. Ở Việt Nam những vùng đất trồng được loại thảo dược này ở các tỉnh vùng Tây Bắc Bộ phải kể đến như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và một số tỉnh vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng.

1.2. Tên gọi và phân nhóm đương quy

Tên gọi khác: Xuyên uy, Tần quy, Can quy, Vân quy, Nhân sâm cho nữ…
Tên theo thực vật (botanical name): Angelica sinensis (oliv) Diels
Tên theo khoa học: Radix Angelicae Sinensis
Danh pháp: Apiaceae
Họ: Hoa tán

Hinh-anh-cay-duong-quy-bo-huyet
hình ảnh cây đương quy bổ huyết

2. Đặc điểm sinh thái

Nhận biết
Đương quy hay sâm đương quy là loại cây thân thảo lớn, cao chừng 40 đến 80cm,
Thân cây có hình trụ và rãnh chạy dọc theo thân cây. Lá dạng kép dài, hình mũi mác hay lông chim, bẹ lá ôm lấy thân, gần như không có cuống, cụm hoa tán két màu trắng hoặc lục nhạt.
Phân bố
Vị thuốc Đương quy có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường mọc ở nơi núi cao 2000 – 3000m, nơi có khí hậu ẩm, thoáng mát. Loại thảo dược này đã được di thực qua rất nhiều nơi và xuất hiện chủ yếu ở vùng Tây Bắc Bộ phải kể đến như: Lào Cai, Hòa Bình, Lai Châu và một số tỉnh vùng Tây Nguyên, Lâm Đồng.

hoa-cay-duong-quy
Đặc điểm sinh thái của cây đương quy bổ huyết

3. Thành phần hoá học

Thành phần quan trọng:
Chứa Ligustilide, n-butylidene phthalide, axit ferulic, niacin, sucrose, các axit amin khác nhau và sesquiterpenoids.
Các thành phần hòa tan trong nước của Angelica bao gồm axit ferulic, axit succinic, niacin, uracil, adenine, v.v., cũng như các axit amin, Vit B2, Vit E, beta sitosterol, axit linoleic, v.v. Và chứa mangan, niken, đồng, kẽm và các nguyên tố vi lượng khác . Ngoài ra, nó vẫn chứa polysaccharides, sucrose, dầu dễ bay hơi, v.v. Dầu dễ bay hơi có chứa hơn 40 loại thành phần, chẳng hạn như ligustilide, n -butenyl phenol lactone, angelica ketone và nepetol .
Thành phần chi tiết:
4-cycloheptadiene), 2-methyldodecan-5 -one (2-methyldodecan-5-one), bicycloe lemene (bicycloelemene), acetophenone (acetophenone), β-bisabolene (β- bisabo lene), acoradiene, isoacoradienene, transntal Orientalis Cuparene, α-cedrene, sen kyunolide, n-butylphthalide, n-butyliden ephthalide, angelic ketone; Dầu axit chứa axit camphoric, axit anisic, azelaic aicd, a xit sebacic, axit myristic, anhydrit phthali c). Dầu dễ bay hơi vẫn chứa verbenon (cỏ roi ngựa), safrole (safrole), p-ethylbenzal dehyde (p-ethylbenzaldehyde), 3,4-dime thylbenzaldehyde (3,4-dimethylbenzalde hyde), eucarvone), 1,1,5-trimethyl-2- for myl-2,5-xyclohexadien-4-one (1,1,5-trim etyl-2-formylcyclohexa-2,5-diene-4 -on), copaene, 2,4,6-trimethylbenzaldehyde (2,4, 6-trimethylbenzaldehyde), β-Seline ne (β-selinene), bergamotene, β- và γ-lo ngone (β-, γ-cadinene), 1-tetradecanol), axit palmitic (axit palmitic), mới angelica l actone (thuốc diệt thiên thần), % benzala ctone, axit vanillic (axit vanillic), axit ferul ic (axit ferulic), 6-metoxy-4-hydroxycou marin (6-metoxy-7-hydroxycoumarin), a xit nicotinic, axit saccinic, brefeldin A, β-s itosterol, daucosterol, Adenine, uracil, sa caroza, glucoza, fructoza. Cũng chứa lysi ne, arginine, threonine, tyrosine, proline, glycine, alanine, cysteine Cystine, valine, leucine, isoleucine, tryptophane, phenyla lanine, axit aspartic), serine (serine), axit glutamic (axit glutamic), methionine (me thionine), histidine (histidine). Nó cũng chứa các thành phần phospholipid: lysoph osphatidylcholine, sphingomyelin, phosp hatidylcholine, phosphatidylinositol, phosphatidylserine, phosphatidylethanolamine), phosphatidylglycerol.

re-cay-duong-quy-bo-huyet
Thành phần hoá học từ cây đương quy

4. Tác dụng dược lý

4.1. Giãn mạch và cải thiện vi tuần hoàn

Có tác dụng giãn mạch và bảo vệ thần kinh bằng cách tăng lưu lượng máu. Có thể do Đương quy làm tăng hình thành NO và làm giãn nội mạc, do đó hạn chế nhồi máu. Ở thỏ trong chế độ ăn nhiều lipid, việc điều trị bằng axit ferulic, một thành phần có hoạt tính của Đương quy, làm tăng quá trình tạo NO, do đó ức chế kết tập tiểu cầu trên nội mạc và tăng sinh cơ trơn và ngăn ngừa bạch cầu bám vào nội mạc.

4.2. Tác dụng chống xơ vữa khớp

Đương quy ức chế sự hình thành xơ vữa động mạch vì Đương quy làm giảm mức độ peroxy hóa TG và lipid hoặc tăng sản xuất NO, hoặc cả hai.

4.3. Tác dụng chống kết tập tiểu cầu

Thuốc chống kết tập tiểu cầu như aspirin, ticlopidine và clopidogrel được sử dụng rộng rãi để ngăn ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ thứ phát. Một thử nghiệm lâm sàng báo cáo rằng sử dụng aspirin trong vòng sáu giờ sau khi bắt đầu đột quỵ do thiếu máu cục bộ làm giảm tỷ lệ tử vong của bệnh nhân.

4.4. Tác dụng chống viêm

Cả Đương quy và axit ferulic đều có tác dụng chống viêm.

4.5. Tác dụng chống oxy hóa

Đương quy được chứng minh hoạt tính chống oxy hóa trong các mô hình tổn thương do thiếu máu cục bộ.
Tác dụng của Đương quy đối với nhồi máu não
Đương quy (5g / kg, ip) làm tăng lưu thông máu và chuyển hóa tế bào thần kinh ở mô hình chuột MCAo. Đương quy làm giảm kích thước của nhồi máu não, điểm số thâm hụt thần kinh và tăng lưu lượng máu và hoạt động SOD trên mô hình chuột MCAo. Đương quy làm giảm kích thước tổn thương não và cải thiện điểm số thiếu hụt thần kinh.

tac-dung-duoc-ly-cay-duong-quy-bo-huyet
Tác dụng dược lý từ cây đương quy

5. Tính vị

Vị thuốc đương quy có vị ngọt, cay và tính ấm.

6. Quy kinh

Quy vào kinh Can, Tỳ, Tâm.

7. Tác dụng của đương quy

7.1. Chữa suy nhược tâm thần

Sâm đương quy các tác dụng cải thiện tình trạng trầm cảm hoặc tâm trạng thay đổi thất thường do khả năng kích thích tinh thần và tiếp thêm sinh lực. Cao đương quy giúp giải phóng dopamine và serotonin trong cơ thể chúng ta, điều này giải thích được cho những tác động tích cực của đương quy đối với cơ thể.
Ngoài ra, sâm đương quy nấu lấy nước uống còn giúp giải tỏa căng thẳng và lo lắng. Đối với phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh hoặc mãn kinh, cũng như nam giới thường xuyên bị lo lắng và căng thẳng thì loại thảo mộc này có tác dụng kiểm soát hormone để giải tâm trạng thất thường và thư thái đầu óc.

7.2. Chấm dứt cơn đau bụng kinh

Sâm đương quy còn được biết đến với tên gọi sâm tố nữ bởi những tác dụng diệu kỳ với việc cải thiện triệu chứng của hội chứng tiền mãn kinh và mãn kinh. Tình trạng thay đổi tâm trạng bất thường, chuột rút, đau bụng khó chịu sẽ được giảm bớt nhờ đặc tính chống co thắt. Đồng thời giúp nạp lại lượng máu sau kỳ kinh nguyệt để bạn cảm thấy khỏe khoắn và thoải mái hơn trong những ngày đèn đỏ.

7.3. Tăng cường sức khỏe làn da

Các chất chống oxy hóa tìm thấy trong sâm đương quy có vai trò quan trọng trong việc gìn giữ làn da tươi trẻ và khỏe mạnh. Đặc biệt hơn, sâm đương quy hoạt động như chất chống viêm, kháng khuẩn với các bệnh như rụng tóc, vẩy nến và chàm, làm giảm nhanh chóng sự khó chịu và xuất hiện của những bệnh ngoài da.

7.4. Giải độc cơ thể

Nơi phổ biến nhất xuất hiện các chất gây hại và sự xâm nhập nhanh chóng của chất độc là máu. Dù rất không dễ dàng để làm sạch máu nhưng hàm lượng cao các chất như axit folic hay vitamin B12, biotin thực sự có khả năng làm sạch phần lớn và giảm thiểu độc tố trong cơ thể đặc biệt là ở máu.

7.5 Cải thiện sức khỏe tim mạch

Đương quy giúp ích cho hệ tim mạch của ban với một số cách sau. Thứ nhất, nó có liên quan đến việc hạ huyết áp và điều trị sự gia tăng hay suy giảm nhịp tim thất thường nhờ công dụng chống co thắt. Thứ hai, sâm đương quy có tác dụng giảm sự tích tụ của tiểu cầu thừa trong mạch máu và động mạch, là nguyên nhân chính gây ra xơ vữa động, mạch hay đau tim, đột quỵ

7.6. Đương quy bổ huyết

Ngoài công dụng tuyệt vời đối với làn da và sức khỏe phụ nữ thời kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh hay mãn kinh thì cao sâm đương quy còn có tác dụng tích cực với hệ tuần hoàn và máu nói chung.
Sâm đương quy có chứa hàm lượng cao sắt giúp thúc đẩy hệ tuần hoàn, thêm nữa, sắt là thành phần quan trọng trong tế bào hồng cầu. Thiếu sắt sẽ gây nên thiếu máu và triệu chứng sẽ là đau đầu, cơ thể yếu ớt, rối loạn nhận thức. Cây đương quy còn có công dụng đặc biệt với hormone estrogen ở nữ giới. Nó giúp điều hòa được hệ thống hoạt động và bảo vệ cơ thể nữ giới bằng cách điều hòa kinh nguyệt.

duong-quy-bo-huyet
Đương quy bổ huyết

8. Bài thuốc từ đương quy

8.1. Đương quy bổ huyết

Với bài thuốc Đương quy bổ máu bạn cần những nguyên liệu sau đây:
Đương quy 8g
Quế chi 6g
Bạch thược 10g
Đại táo 6g
Sinh khương 6g
Và 6g đường phèn.
Sơ chế những nguyên liệu với nước, sắc thuốc với 600ml nước sạch đến khi còn 200ml, thêm đường phèn vào sau phù hợp với khẩu vị. Dùng mỗi ngày 1 tháng thuốc, chia thành 3 lần uống.
Đương quy bổ huyết là bài thuốc với đương quy với công dụng chính là hoạt huyết, thông kinh, bổ huyết…
Người ta thường xuyên sử dụng Đương quy trong các bài thuốc điều trị kinh nguyệt không đều. Nếu kinh nguyệt không đều, trước kỳ kinh 1 tuần, bạn hãy sử dụng bài thuốc “Đương quy bổ huyết” để sắc lấy nước uống. Kiên trì sử dụng sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Phân chia cách dùng Đương quy bổ huyết đúng cách:
Quy đầu là phần rễ chính với phần cổ rễ, tác dụng chính là giúp hỗ trợ cầm máu.
Quy thân được biết là phần dưới rễ chính (quy đầu), hay gọi là rễ phụ lớn. Đây là phần thảo dược giúp nuôi máu.
Quy vĩ hay phần rễ phụ nhỏ, giúp lưu thông máu.
Toàn quy được hiểu là toàn bộ rễ của cây sâm đương quy có tác dụng lớn nhất giúp điều khí huyết và kinh nguyệt ở phụ nữ.
Tất cả bộ rễ và một phần thân đương quy có tác dụng rất lớn đối với hỗ trợ lưu thông, máu, điều hòa khí huyết và nuôi dưỡng máu. Do đó, sâm đương quy được biết đến nhiều nhất với bài thuốc “Đương quy bổ huyết” hay nhân sâm cho phái đẹp.

8.2. Sâm đương quy điều trị đau nhức xương khớp

Công dụng của đương quy nổi bật là giúp bổ máu, ngoài ra loại thảo dược này còn có rất nhiều những bài thuốc hỗ trị điều trị đau nhức xương khớp ở người cao tuổi hay các bệnh lý về xương khớp. Bạn đọc có thể tham khảo 3 bài thuốc dưới đây:
Bài thuốc 1
Bài thuốc dùng rượu và sâm đương quy khô thoa vào vùng khớp xương bị đau, tuyệt đối không được uống. Ngâm sâm đương quy với rượu 7 ngày là có thể dùng được. Nguyên liệu bao gồm:
Đương Quy 12g
Thiên Niên Kiện 10g
Độc Hoạt 12g
Huyết Giác 12g
Ngải Cứu 6g
Khương Hoạt 12g
Nhục Quế 8g
Hồng Hoa 8g
Tần Giao 12g
Mộc Qua 10g
Tất cả thảo dược trên mang đi tán vụn và ngâm với một lít rượu trắng.
Bài thuốc 2
Bài thuốc dùng rượu và sâm đương quy khô thoa vào vùng khớp xương bị đau, tuyệt đối không được uống. Ngâm sâm đương quy với rượu 3 ngày là có thể dùng được. Nguyên liệu bao gồm:
Đương Quy 50g
Thảo Ô 20g
Xuyên Khung 50g
Hạt tiêu 50g
Hồng hoa 12g
Đào Nhân 20g
Đêm tất cả vị thuốc trên ngâm với một lít rượu trắng, đậy nắp kín, đợi 3 ngày là có thể dùng được.

re-duong-quy-ngam-ruou
Hình ảnh rễ đương quy ngâm rượu

9. Sâm đương quy ngâm với mật ong có công dụng gì?

Sâm đương quy khô hay cao đương quy ngâm với mật ong là 1 sự kết hợp tuyệt vời cho phụ nữ trong việc cải thiện làn da, đẩy lùi quá trình lão hóa cũng như điều hòa khí huyết. Một số công dụng cụ thể của bài thuốc này:
Chống lão hóa: Trong bài thuốc sâm đương quy mật ong có chứa nhiều chất chống oxy và phytonutrients giúp đẩy mạnh quá trình trao đổi chất, chống lại những phản ứng oxi hóa của cơ thể.
Hỗ trợ giảm cân: Giảm lượng mỡ dư thừa của cơ thể đặc biệt vùng bắp tay, lưng, bụng…
Trẻ hóa làn da: Nếu bạn kiên trì sử dụng đều đặn thì sẽ có được một làn da tươi trẻ mịn màng và tràn đầy sức sống
Điều hòa kinh nguyệt: Đương quy có tác dụng cân bằng lượng estrogen, điều khí huyết và kinh nguyệt ở phụ nữ.
Giúp tóc óng ả, mượt mà: Nhờ Ginsenoside Ro, carbohydrate có tác động tích cực với mái tóc như kích thích tóc, hạn chế rụng tóc và giúp tóc phát triển nhanh, đều hơn.

10. Cách sử dụng đúng sâm đương quy tươi

Sâm đương quy khô có thể tán nhuyễn ngâm mật ong hay sắc lấy nước uống. Vậy thì sâm đương quy tươi có tác dụng tương tự không?
Sâm đương quy tươi cũng có tác dụng tương tự, bên cạnh đó, bạn có thể dễ dàng chế biến những món ăn hợp khẩu vị với những nguyên liệu ngon bổ, gần gũi.

10.1. Đương quy hầm cùng tim heo

Đương quy có thể hầm với rất nhiều món thịt heo, tuy nhiên bạn có có thể món sâm đương quy hầm tim heo với công dụng giải nhiệt và cung cấp nước cho cơ thể những ngày hè nóng bức, giúp cơ thể giảm uể oải, mệt mỏi.
Nguyên liệu chính:
1 trái tim heo
20g đẳng sâm
100g sâm đương quy tươi
Gia vị nêm nếm theo khẩu vị: gừng, hành tím, rượu trắng, hạt nêm (mắm muối, mì chính)
Cách làm:
Bước 1: Tim heo khía xung quanh và rửa sạch, tráng nước sôi để rửa sạch máu đông, rửa lại bằng rượu trắng loại bỏ chất bẩn còn sót lại và khử mùi tanh
Bước 2: Nhồi đằng sâm và đương quy rửa sạch vào tim heo. Quấn chỉ để cố định các phần
Bước 3: Cho tim heo đã nhồi vào nồi, bỏ hành gừng, rượu và gia vị vừa phải. Hấp cách thủy đến khi mềm vừa ăn.

duong-quy-ham-tim-heo
Đương quy hầm tim heo

10.2. Đương quy hầm cá chép

Nguyên liệu chính:
1 con cá chép tươi (khoảng 1kg)
200g đương quy tươi
Gia vị: Xì dầu, tiêu, muối, rượu hoặc giấm
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế rửa sạch nguyên liệu, khử mùi tanh của cá với rượu hoặc giấm
Bước 2: Nhồi đương quy vào bụng cá chép
Bước 3: Pha gia vị thành nước sốt phết lên mặt ngoài của cá và hấp chín.

cay-duong-quy-ham-ca-chep
Nồi hầm đương quy với cá chép

11. Lưu ý khi sử dụng đương quy

Dù có nhiều công dụng tuyệt vời nhưng sâm đương quy lại cần lưu ý khi sử dụng với những đối tượng sau đây:
Người cơ thể yếu
Bệnh nhân ung thư trong giai đoạn xạ trị
Người mắc các bệnh về gan thận
Người mắc bệnh huyết áp cao
Người có bệnh về tiêu hóa
Trường hợp kiêng rượu
Với sâm đương quy ngâm thuốc không nên sử dụng liên tục trong nhiều ngày, không sử dụng quá 50ml/ngày.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *