Công dụng tuyệt vời của trái thù lù có thể bạn chưa biết?

Cây thù lù hay còn gọi là cây tầm bóp, đây là loài cây mọc dại nhưng lại được chúng ta sử dụng như một loại rau ăn hàng ngày và có thể sử dụng trong nhiều bài thuốc đông y trị một số bệnh như thanh nhiệt cơ thể, ho khan, tiểu đường,… Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về công dụng của trái thù lù.

1. Tổng quan về cây thù 

1.1. Cây thù lù là gì? Đặc điểm cây thù lù?

Cây thù lù hay còn gọi là cây tầm bóp là một loài cây mọc hoang dại thường được sử dụng như một loại rau và chế biến biến thành các món ăn phục vụ đời sống hàng ngày.Cây thù lù có những đặc điểm cơ bản như sau: 

  • Cây thù lù có chiều cao khoảng 50cm đến 90cm, thân cây phân chia làm nhiều nhánh tán lá.
  • Lá cây có màu xanh thẫm, thân có chút lông tơ. Lá cây mọc so le và có hình bầu dục.
  • Cây thù lù mọc đơn độc và có hoa màu vàng.

    hinh-anh-cay-thu-lu
    Hình ảnh cây thù lù

1.2. Cây thù lù có mấy loại?

Trên thực tế, có rất nhiều loại cây thù lù khác nhau, được phân loại dựa trên đặc điểm hình dáng của chúng. Ví dụ như:

  • Thù lù lông: đây là loại thù lù có phủ một lớp lông ở thân cây và các nhánh. chiều cao khoảng gần 1m. Lá cây có hình tam giác, có chiều dài khoảng 3,5 đến 10cm tuỳ vào độ trưởng thành của cây. Thù lù lông có đặc điểm giống với loại cây thù lù thông thường, đều có hoa màu vàng và đơn độc. Cây có quả và quả mọng, hình cầu, có lông.
  • Cây thù lù cạnh: Đây là loại cây thù lù có đặc điểm giống với đặc điểm với cây thù lù thông thường kể trên. Thường được dùng trong nhiều bài thuốc đông y trị bệnh khác nhau.
  • Cây thù lù nhỏ: đây là loại cây thù lù thuộc cây thảo hằng niên, có chiều cao khoảng 30cm đến 40cm. Thân cây và lá cũng được phủ một lớp lông mịn. Lá cây thù thù nhỏ có mép răng cưa, hoa nhỏ có màu vàng nhạt.
  • Cây thù lù đực: còn có tên gọi khác là cây nút áo hay cây lu lu, ca khoảng 50 – 80cm. Cũng giống như các loại khác, thân cây thù lù đực có lông và chia là nhiều nhánh. Lá cây có hình bầu dục, mềm nhẵn. Hoa cây thù lù đực mọc thành các tán nhỏ ở kẽ lá, hoa nhỏ và có màu trắng. Quả cây thù lù đực có hình cầu, màu xanh lục và khi chín có màu đen. Đặc biệt thù lù đực là loại cây có đọc và có mùi hôi khi vò lá. 

Tuy các loại cây thù lù có hình dáng và một vài đặc điểm khác nhau, nhưng chúng vẫn bao gồm cả các bộ phận: rễ, thân, lá, quả. Và tất cả đều được sử dụng để chế biến các bài thuốc trị bệnh khác nhau. 

1.3 Cây thù lù có ăn được không? 

Cây thù lù có ăn được không? Và trái thù lù ăn có độc không vẫn đang là thắc mắc của nhất nhiều người. Chúng tôi sẽ cho bạn câu trả lời ngay sau đây:

Cây thù lù có tính mát, vị hơi đắng, không có độc vì vậy có thể hoàn toàn ăn được bình thường. Không những thế, trái thù lù còn được coi là một đặc sản vùng quê Việt với hương vị hơi chua nhẹ lúc mới ăn, và cảm nhận được vị ngọt thanh sau đó. 

Cây thù lù không những được sử dụng như một loại rau chế biến thành các món ăn hàng ngày, mà còn được dùng trong đông y như một vị thuốc hiệu quả để chữa bệnh. 

trai-thu-lu-co-an-duoc-khong
Trái thù lù có ăn được không?

1.4. Quả thù lù có ăn được không và có tác dụng gì?

Cũng như tất cả các bộ phận khác, quả thù lù hoàn toàn có thể ăn được và cũng được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh rất hiệu quả.

Quả thù lù có tác dụng chữa đờm, nhiệt và ho. Nếu dùng ngoài da thì quả thù lù cũng có tác dụng chữa đinh sang. 

trai-thu-lu-co-tac-dung-gi
Trái thù lù có tác dụng gì?

2. Cách dùng cây thù lù.

2.1. Cây thù lù dùng làm rau 

Như đã đề cập ở trên, thông thường cây thù lù được thu hoạch và chế biến như một loại rau ăn hàng ngày. Tuy nhiên, rau thù lù (hay rau tầm bóp) phổ biến trên các vùng núi hơn so với dưới đồng bằng. 

Vì đặc tính mọc hoang dại nên rau thù lù được nhiều người ưa thích bởi tính sạch, không phun thuốc hoá chất. Vị của nó cũng rất dễ ăn và lối cuốn người dùng. Mới ăn bạn có thể cảm nhận được vị hơi chát, sau đó sẽ thấy ngọt dần. 

2.2. Cây thù lù có tác dụng làm thuốc trị bệnh gì? 

Trong đông y, người ta dùng cây thù lù như một nguyên liệu để tạo nên các bài thuốc hỗ trợ chữa bệnh khác nhau. Và tất cả bộ phận của cây thù lù đều có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. 

cay-thu-lu-dung-lam-vi-thuoc-chua-benh
Cây thù lù dùng làm vị thuốc chữa bệnh

 Nơi sống và thu hái

Như đã đề cập ở trên cây thù lù mọc hoang dại khắp các bãi đất trống, bờ ruộng, đường làng, ven rừng, núi,… Với đặc tính dễ thích nghi và không cần chăm thường xuyên nên chúng có thể xuất hiện ở cả vùng núi và miền xuôi. 

Cây thù lù được thu hoạch thường xuyên quanh năm và có thể dùng tươi hoặc phơi khô đều được. 

Thành phần của cây thù lù

Trong cây thù lù bao gồm: 80% cacbonhydrat, 12% protein và 8% chất béo. Đồng thời, cũng có rất nhiều dưỡng chất và khoáng chất khác nhau có thể đến như: vitamin C, sắt, natri,.. rất tốt cho sức khỏe. 

Vị và tác dụng.

Cây thù lù có vị hơi đắng chát khi mới dùng, sau đó sẽ cảm thấy được vị hơi ngọt, dễ ăn. Có tình mát và không có độc, vì thế có tác dụng thanh nhiệt, nhuyễn kiên tán kết.

Quả thù lù lại có vị chua và tính bình, vì thế quả thù lù có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.

 Công dụng và chỉ định 

Cây thù thù khô sắc lên lấy nước uống. Nước thù lù có tác dụng dùng để trị cảm sốt, ho nhiều đờm,…

Bên cạnh đó, cây thù lù tươi giã ra, lọc lấy nước cốt dùng ngoài da còn cso khả năng trị nhọt, đinh độc hay  tình trạng đau bìu dài ngày. 

3. Công dụng của cây thù lù chữa bệnh gì? Và các bài thuốc điều trị

Trong dân gian cây thù lù được các nhà thuốc đông y dùng để sơ chế thành các bài thuốc khác nhau có tác dụng hỗ trợ và chữa một số bệnh lý, có thể kể đến như:

3.1. Điều trị ho có đờm

Ho có đờm là tình trạng rất nhiều gặp phải, lâu dần gây khó chịu và mất tự tin. Có thể tham khảo cách chữa bằng cây thù lù sau:

  • Cách làm: đun sôi 50g thù lù tươi hoặc 15g thù lù khô, lọc lấy nước uống hàng ngày. Nên sử dụng đều đặn 3 đến 5 ngày để thấy tình trạng ho đờm giảm dần. 

3.2. Trị Cảm mạo

Nếu cơ thể bạn có triệu chứng cảm mạo: ho, sốt, buồn nôn thì bạn có thể tham khảo bài thuốc này:

  • Cách làm: dùng 20g đến 40g thù lù khô sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống 2 đến 3 lần và cần kiên trì dùng một thời gian mới thấy có tác dụng.

3.3. Hỗ trợ chữa bệnh tiểu đường

Cách dùng: bạn chuẩn bị 1g chu sa, 40g cây thù lù và 1 quả tim lon. Sau đó cho tất cả vào nồi hầm nhừ để ăn. Nên dùng liên tục khoảng một tuần, lượng đường trong máu sẽ dần dần giảm xuống.

3.4. Trị mụn nhọt, đau bìu dái và đinh độc

Cách dùng: rửa sạch khoảng 40g đến 80g thù lù tươi rửa sạch, sau đó giã nát lọc lấy nước để riêng. Phần nước dùng để uống, còn phần bã đem đắp vào vùng da bị nhọt để giảm tình trạng sưng đau.

3.5. Hỗ trợ điều trị bệnh chàm và chân tay miệng

Cách làm: dùng 100g thù lù tươi hoặc 30g thù lù khô rửa sạch sau đó sắc lấy nước uống hàng ngày.

Còn một cách khác để nhanh hơn bạn có thể tham khảo đó là bạn có thể dùng lá thù lù tươi giã nhuyễn đắp lên da để cải thiện tình trạng. 

thu-lu-ho-tro-dieu-tri-benh-tay-chan-mieng
Thù lù hỗ trợ điều trị bệnh tay chân miệng

3.6. Trị bệnh sốt xuất huyết, cảm cúm, sốt siêu vi

Sốt xuất huyết, cảm cúm hay sốt siêu vi đều những bệnh rất nguy hiểm đến tính mạng con người, nó có thể gây lên nhiều biến chứng khác nhau. Vì vậy cần phải điều trị kịp thời. Bạn có thể tham khảo bài thuốc của cây thù lù đễ hỗ trợ trị bệnh sau:

Cách làm: lấy lá thù lù giã nhuyễn. Phần hoa và cành đem đi sắc với nước khoảng 5 phút cho các chất dược liệu tiết ra. Sau đó trộn đều phần nước cốt đã giã nhuyễn với phần nước đun, sử dụng phần hỗn hợp này uống hàng ngày. Người bệnh cần kiên trì sử dụng đều đặn để bài thuốc phát huy tác dụng hiệu quả tốt nhất.

3.7. Điều trị viêm phế quản

Với bệnh viêm phế quản, bạn có thể tham khảo cách làm bài thuốc dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị 30g thù lù, 3g cam thảo, 9g cát cánh
  • Bước 2: rửa sạch tất cả cá nguyên liệu, sau đó dùng 180ml nước sắc đến khi nước cạn còn một nửa thì tắt bếp.
  • Bước 3: bạn đổ nước ra bình hoặc chai, dùng để uống trong ngày. Tránh dùng nước để qua đêm, sẽ giảm tác dụng.

Với cách này bạn nên kiên trì dùng đều đặn trong khoảng một tuần đến 10 ngày để thấy hiệu quả dần dần.

Ngoài ra, cây thù lù cũng có một số công dụng khác có thể kể đến như:

  • Quả thù lù có thể làm chế biến thành mứt.
  • Hay có thể dùng cây thù lù để làm cây cảnh.

4. Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng cây thù lù trị bệnh

Cũng giống như nhiều loại dược liệu khác, cây thù lù cũng có một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng để trị bệnh. Bởi vậy, người dùng cần chú ý một vài vấn đề sau:

  • Cây thù lù được chống chỉ định với những người bị dị ứng với những thành phần có trong cây. Người dùng nên tìm hiểu kỹ các thành phần trước khi quyết định sử dụng.
  • Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú, trẻ em, người già, người có tiền sử bệnh lý cũng nên thận trọng. Tốt nhất là nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. 

Bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin chi tiết đặc điểm của cây thù lù, các tác dụng tuyệt vời của thù lù trong chữa bệnh. Mong rằng đã giải đáp hết những khúc mắc của bạn về cây thù lù. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *