Những công dụng bất ngờ của bồ công anh tím

Bồ công anh tím là một loại hoa quen thuộc với khá nhiều người. Ngoài tác dụng làm trang trí nhờ vẻ đẹp bên ngoài, bồ công anh còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe con người, vì thế được sử dụng khá phổ biến trong đông y.

1. Đặc điểm của bồ công anh tím  

Bồ công anh hay còn có nhiều tên gọi khác như cải ô rô, diếp hoang, rau bồ cóc, rau lưỡi cày,.. Đồng thời, bồ công anh cũng có tên khoa học là Lactuca indica, thuộc họ cúc. Cây bồ công anh có một số đặc điểm sau:

  • Bồ công anh có thân nhỏ, chiều cao khoảng 1cm đến 3cm , cây mọc thẳng, vỏ nhẵn.
  • Lá bồ công anh có nhiều hình dạng khác nhau. Thân và lá bồ công anh có chứa nhựa màu trắng đục, có vị đắng.
  • Hoa bồ công anh có hai màu là tím và vàng, cả hai loại đều có thể dùng làm thuốc trong đông y. 
  • Bồ công anh có thể trồng bằng cách gieo hạt, sau khi trồng được khoảng 4 tháng là có thể thu hoạch. Lá của bồ công anh cũng được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô.

    hinh-anh-hoa-bo-cong-anh-tim
    Hình ảnh hoa bồ công anh tím

2. Đặc trưng của bồ công tím

Bồ công anh tím gần như có đặc điểm như các cây bồ công anh khác. Là loại cây thân thảo giống như cây cải, rễ to và mập như củ. 

Cuống cây nhẵn và phân nhánh nhiều, phiến lá dài chi thuỳ ở nửa dưới và có môi có răng cưa. 

Như tên gọi, bồ công anh tím có hình lưỡi và có màu tím. Khi sử dụng bồ công anh tím người ta thường dùng tất cả bộ phận của cây, chỉ trừ rễ. Có thể dùng tươi hoặc khô đều được. 

Đặc trưng của hoa bồ công anh tím

3. Tác dụng của bồ công anh tím trong đông y

Bồ công anh tím được dùng làm dược liệu chữa bệnh ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Pháp, bồ công anh tím được sử dụng làm thuốc chữa bệnh phổi; Người dân Trung Quốc sử dụng bồ công anh tím để điều trị giải độc và lợi tiểu. 

Ở Việt Nam, bồ công anh tím chưa phải là cái tên quen thuộc, được nhiều người biết đến, nhưng cũng được ứng dụng vào nhiều bài thuốc chữa bệnh.

 Một số công dụng của bồ công anh tím cóthể kể đến như:

  • Cung cấp vitamin cho cơ thể. Trong cây bồ công anh tím chứa một lượng vitamin dồi dào  như vitamin C, vitamin A,.. Và các khoáng chất như sắt, kẽm,.. Đây đều là những chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng đối với con người.
  • Chữa các bệnh ngoài da: nhựa của bồ công tím có khả năng diệt khuẩn, kháng viêm,.. vì thế rất thích hợp để điều trị các bệnh về da. Đây là phương pháp thuốc dùng nguyên liệu tự nhiên để chữa ghẻ, ngứa, nấm,…
  • Tốt cho xương: canxi có nhiều trong cây bồ công tím. Vì thế bổ sung bồ công anh tím sẽ giúp ích cho xương luôn chắc khỏe. Bên cạnh đó, chất oxy hóa trong bồ công anh cũng có tác dụng ngăn ngừa các tình trạng bệnh về xương như loang xương, lão hoá xương,…
  • Hỗ trợ gan và hệ tiêu hoá: Trong bồ công anh có chứa thành phần có khả năng giải độc gan, thanh lọc cơ thể giúp gan khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn. Đồng thời, chất inulin trong bồ công anh tím cũng giúp loại bỏ những vi khuẩn có hại, từ đó hệ tiêu hoá hoạt động dễ dàng và tốt hơn. 
  • Có khả năng ngừa ung thư: nhiều nghiên cứu cho thấy trong bồ công anh tím có hoạt chất có khả năng ngừa bệnh ung thư hiệu quả. Cụ thể rễ và gốc cây có tác dụng giảm bớt tác hại cho các tế bào khi đang điều trị hoá chất.
  • Chống sốt rét: hoạt chất chiết xuất từ rễ cây bồ công anh tím có khả năng giúp hạ cơn sốt rét.
tac-dung-cua-bo-cong-anh-tim
Tác dụng của bồ công anh tím

4. Một số bài thuốc từ bồ công tím 

Tất cả các bộ phận của cây bồ công anh tím đều có thể sử dụng để điều chế thuốc và mỗi bộ phận đều có các cách dùng khác nhau. Các phần như thân, lá, hoa thường được sơ chế ở dạng tươi (ăn trực tiếp, nấu chín hoặc giã lấy nước). Còn phần rễ thường được phơi khô hoặc sấy khô, sau đó xay nhỏ thành bột và pha uống như trà. 

4.1. Thuốc trị dạ dày

Nguyên liệu: 20g lá bồ công anh tím, 15g tía tô khô, 10g khổ sâm khô. Cho tất cả vào nồi đun cùng 1 lít nước, đun đến khi cạn còn khoảng 400ml thì tắt bếp. Lấy nước này uống hàng ngày để thuốc phát huy tác dụng.

4.2. Chữa độc rắn 

Khi bị rắn cắn, bạn có thể dùng lá bồ công anh tím giã nhuyễn và đắp lên vết rắn cắn để hút chất độc ra ngoài. Nên thực hiện đều đặn trong 1 tuần và mỗi ngày nên thay thuốc mới để đảm vệ sinh và tác dụng hiệu quả. 

Với bài thuốc này, bạn cũng có thể áp dụng với chứng mụn nhọt. 

4.3. Bài thuốc hỗ trợ bệnh ung thư

Chuẩn bị: rễ bồ công anh (20g), lá bồ công anh (20g), xạ đen (40g) tất cả rửa sạch và cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước. Dùng nước uống hàng ngày để hỗ trợ quá trình điều trị ung thư.

4.4. Trị tiểu đường

Với bệnh tiểu đường, bạn cần dùng 35g lá bồ công anh tím khô hãm với nước sôi như trà, và uống hàng ngày. Những người mắc bệnh tiểu đường dùng rất tốt và hiệu quả. 

4.5. Giảm tình trạng tắc tia sữa

Nếu bạn mới sinh và bị tắc tia sữa thì có thể tham khảo bài thuốc từ bồ công tím sau đây. 

Cách làm: hãm 20g lá bồ công anh khô uống như trà hàng ngày. Hoặc nếu có bồ công anh tươi bạn cũng thể giã nhuyễn thêm chút muối và vắt lấy nước uống. Tuy nhiên, nước bồ công anh tươi sẽ khó uống hơn lá khô. Nên uống 2-3 ngày để thấy tác dụng. 

4.6. Trị viêm phổi

Nguyên liệu: 30g bồ công anh, 40g bại tướng thảo, 12g hoàng cầm, 12g tiền hồ. Tất cả đem sắc lấy nước uống hàng ngày để hỗ trợ trị bệnh viêm phổi. 

bai-thuoc-tu-bo-cong-anh-tim
Bài thuốc từ bồ công anh tím

5. Những tác dụng phụ khi sử dụng bồ công anh tím

Khi sử dụng bồ công anh, nhiều người (nhất là những người bị dị ứng phấn hoa) có thể mắc phải các chứng như phát ban, khó thở, da mẩn đỏ.

Với những ai có làn da nhạy cảm cũng rất dễ bị viêm da tiếp xúc khi sử dụng bồ công anh tím.

Bồ công anh cũng có thể là một “chướng ngại vật” với sự tương tác của thuốc với người bệnh. 

6. Một số lưu ý khi sử dụng bồ công tím

Mặc dù bồ công anh tím có rất nhiều vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe con người. Nhưng trong nó cũng có lượng độc tố nhẹ, vì thế cần thận trọng khi sử dụng.

  • Với những người hay có cảm giác ớn lạnh, chân tay lạnh hay dễ mắc bệnh cảm lạnh thì được khuyến cáo là không được dùng bồ công anh.
  • Nên dùng với lượng bồ công anh tím vừa đủ, bởi nếu dùng quá nhiều bạn sẽ có thể mắc chứng mất cảm giác ngon khi ăn, mệt mỏi, mất sức,…
  • Nếu đang uống thuốc chữa bệnh thì bạn không nên ăn bồ công anh kèm với các loại rau như: rau muống, đỗ xanh, rượu bia,.. Vì những sự kết hợp này sẽ khiến thuốc mất tác dụng.
  • Với những người bệnh nền hoặc đang điều trị thuốc thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung bồ công anh tím vào thực đơn của mình. 
  • Những người dễ bị dị ứng hay có tiền sử dị ứng với các thực vật như cỏ phấn hương, hoa cúc thì tuyệt đối không sử dụng bồ công anh. 
  • Không tuỳ tiện sử dụng nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú, hoặc dùng cho trẻ nhỏ.
  • Không nên sử dụng bồ công anh tím với các loại thảo dược hay thực phẩm sau: ớt, đinh đương, tỏi, gừng, hạt dẻ, bột nghệ, bạch dương, cỏ ba lá đỏ. ớt, đinh hương, gừng, bạch quả, sâm để tránh bị ảnh hưởng đến quá trình đông máu. 

Bồ công anh tím thực sự là một loại hoa không chỉ có vẻ đẹp thơ mộng mà còn có nhiều hữu ích đối với sức khỏe. Hy vọng bạn đọc có thể chia sẻ để nhiều người biết đến loại dược liệu quý này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *