Tác dụng của tỏi đen – Những điều cần biết khi sử dụng tỏi đen

Chắc hẳn bạn hay gia đình đã quen với món tỏi tươi, và cũng biết được nhiều lợi ích có được từ món này. Vậy bạn có biết đến tỏi đen – một cách chế biến khác của tỏi tươi không? Món tỏi đen được làm từ tỏi tươi sau quá trình biến đổi đã mang đến cho chúng ta một món ăn vô cùng đặc biệt và bổ dưỡng. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tỏi đen là gì? và Tác dụng của tỏi đen?

1. Tỏi đen là gì?

1.1. Tỏi đen

Tỏi đen là tỏi tươi sau quá trình thay đổi theo thời gian nhờ thông qua việc sử dụng nhiệt độ thấp và độ ẩm khoảng 70% trong một quá trình được gọi là phản ứng Maillard. Trong quá trình này, tỏi tươi vốn có màu trắng chuyển sang màu đen, kết cấu và hương vị của tỏi cũng thay đổi. Quá trình lên men đã làm thay đổi các đặc tính phytochemical của tỏi.
Chất allicin có trong tỏi tạo ra hương vị cay nồng, được chuyển hóa thành các alkaloid và flavonoid có hoạt tính sinh học.Tỏi đen có hương vị mềm, dai ngọt hơn tỏi sống.
Lý do khiến cho tỏi đen ngày càng được nhiều người quan tâm đến sức khỏe biết đến là do có chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp cải thiện sức khỏe và có thể ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng khác. Các thành phần hoạt tính sinh học có trong tỏi đen giúp cho cơ thể chúng ta dễ dàng hấp thu hơn. Chính vì thế, tỏi đen trở thành một chất chống oxy hóa, chống dị ứng, chống tiểu đường và chống viêm.

hinh-anh-toi-den
Hình ảnh tỏi đen

1.2. Các thành phần và chất có trong tỏi đen

Trong 15g tỏi đen bóc vỏ có:

Lượng calo: 40
Chất đạm : 2 gam
Chất béo : 0 gram
Carbohydrate: 8 gam
Chất xơ : 3 gam
Đường : 4 gam
Trong tỏi đen cũng chứa lượng vitamin và khoáng chất đáng kể:
Vitamin C
Vitamin B (B1, B2, B3 , B6 )
Folate
Canxi
Mangan
Magiê
Phốt pho
Kẽm
Sắt

thanh-phan-co-trong-cu-toi-den
Thành phần có trong củ tỏi đen

2. Lợi ích, tác dụng của tỏi đen.

2.1. Lợi ích, tác dụng của tỏi đen

Với hàm lượng chất chống oxy hóa cao gấp đôi so với tỏi sống, tỏi đen là một sản phẩm cực tốt cho sức khỏe! Nhờ hàm lượng cao các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ khỏi tác hại của các gốc tự do – nguyên nhân gây ra tổn thương các tế bào, có thể dẫn đến các vấn đề về tuần hoàn, bệnh tim, bệnh Alzheimer và các bệnh mãn tính khác.
Hãy thử điểm sơ qua những lợi ích khi sử dụng tỏi đen:
Lợi ích vượt trội cho sức khỏe nhờ những dưỡng chất có trong nó
Mang đến trải nghiệm ẩm thực với hương vị độc đáo, sành điệu
Thời hạn sử dụng lâu dài – củ tỏi đen có thể tươi ngon trong tủ lạnh của bạn cả năm trời
Tỏi đen không có mùi hăng hoặc vị chát
Hương vị tinh tế và rất phức tạp – là sự pha trộn của cả vị ngọt và mặn
Ăn tỏi đen không khiến bạn bị hôi miệng
Rất đa năng: nó có thể ăn nguyên củ, dùng làm mứt phết bánh hay biến tấu ngâm trong dầu hoặc thêm vào các công thức nấu ăn

2.2. Tác dụng của tỏi đen chữa bệnh gì?

Tỏi đen có ít hợp chất allicin hoạt động hơn so với tỏi tươi nhưng trong tỏi đen lại nhiều hơn về các chất dinh dưỡng, chất chống oxy hóa và các hợp chất có lợi khác. Những điều này ít nhất có thể mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe:

2.2.1. Tỏi đen giúp kiểm soát lượng đường huyết

Giống như ở tỏi thường, tỏi đen cũng có thể giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Giảm lượng đường trong máu cao giúp ngăn ngừa các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, chẳng hạn như các triệu chứng tiểu đường, rối loạn chức năng thận, v.v. Mức độ chống oxy hóa cao hơn trong tỏi đen cũng có thể giúp ngăn ngừa các biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường.

2.2.2. Bảo vệ tim mạch

Tỏi tươi có khả năng giúp cải thiện sức khỏe tim mạch nên tỏi đen cũng có thể cung cấp các tác dụng bảo vệ giống vậy. Tỏi đen cũng có thể giúp giảm cholesterol và chất béo trung tính. Vì vậy, tỏi đen có thể làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

2.2.3. Tỏi đen giúp chống lại một số loại bệnh ung thư

Ở nhiều nghiên cứu cho thấy, tỏi đen có đặc tính chống oxy hóa, nó giúp chống lại bệnh ung thư. Cũng ở một nghiên cứu khác. tỏi đen đã cho thấy nó có thể giúp giảm sự phát triển của các tế bào ung thư ruột kết. Các chất trong tỏi đen lâu năm cũng có thể ngăn chặn các gốc tự do có trong cơ thể. Chất này làm giảm tổn thương tế bào và giúp hạn chế các tế bào ung thư có trong cơ thể phát triển và lây lan.

2.2.4. Tăng cường sức khỏe não bộ

Với chất chống oxy hóa, tỏi đen có thể giúp giảm viêm và ngăn ngừa các bệnh về nhận thức như bệnh Alzheimer và bệnh Parkinson . Nó cũng có thể giúp cải thiện trí nhớ và các bộ phận khác có chức năng về việc nhận thức.

2.2.5. Tăng khả năng miễn dịch

Nhờ đặc tính giảm viêm và các chất chống oxy hóa, tỏi đen có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. Các chất chống oxy hóa chống lại các gốc tự do và ngăn ngừa stress oxy hóa dẫn đến tổn thương ở tế bào. Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh có nghĩa là cơ thể của bạn có thể chống lại nhiễm trùng và các loại vi khuẩn hiệu quả hơn.

2..2.6. Giúp cải thiện chức năng gan

Tỏi đen có thể giúp cải thiện sức khỏe của gan của bạn. Một số nghiên cứu cho thấy thực phẩm này có thể giúp làm giảm các dấu hiệu tổn thương gan, giảm tích tụ chất béo trong gan và tái cân bằng kích thước tế bào gan.

tac-dung-loi-ich-toi-den
Tác dụng của tỏi đen

3. Đâu là sự khác nhau giữa tỏi tươi và tỏi đen

Tỏi đen đã làm tăng hàm lượng fructose và glucose (kết quả của phản ứng Maillard mà nó trải qua dưới nhiệt), giải thích cho hương vị ngọt ngào của nó. Trong một nghiên cứu về các tế bào miễn dịch từ 21 tình nguyện viên, cho thấy tỏi đen có hoạt tính chống oxy hóa mạnh hơn tỏi tươi. Tuy nhiên, tỏi tươi có đặc tính chống viêm mạnh hơn vì hàm lượng đường thấp hơn.

su-khac-nhau-giua-toi-thuong-va-toi-den
Sự khác nhau giữa tỏi thường và tỏi đen

4. Những cách dùng tỏi đen cực tốt

4.1. Dùng trực tiếp

Đối với tỏi đen, cách đơn giản nhất để dùng món ăn dưỡng chất này là ăn trực tiếp. Bạn chỉ cần bỏ đi phần vỏ và thưởng thức thôi!
Tỏi đen ngâm mật ong và tác dụng của tỏi đen ngâm mật ong
Bạn bóc vỏ 150gr tỏi đen rồi cho vào lọ thủy tinh. Sau đó, cho 500ml mật ong vào lọ rồi đậy kín nắp, ngâm khoảng 3 tuần là có thể bắt đầu sử dụng được rồi.
Tác dụng của tỏi đen ngâm mật ong như nào?
Tỏi đen và mật ong là hai nguyên liệu cực tốt cho sức khỏe nhờ thành phần chống oxy hoa tuyết với tăng cường miễn dịch. Có tác dụng tuyết với trong việc điều trị cảm cúm, viêm họng, cảm lạnh, viêm xoang mũi dị ứng

Có khả năng hỗ trợ điều trị đau đã dày hiệu quả. Đặc biệt giúp bệnh nhân hạn chế được những cơn đau thắt dạ dày cực tốt.
Chống lão hóa, giúp làm đẹp tuyệt vời
Làm giảm huyết áp hiệu quả, giúp tăng cường tuần hoàn máu và làm huyết áp ổn định.
Cải thiện trí nhớ não bộ, bổ não, tránh bệnh mất trí nhớ
Hỗ trợ giảm cân, giảm mỡ. Ngoài ra, tỏi đen còn tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể

Ưu điểm: Với sự kết hợp hoàn nào này, các hoạt chất có trong 2 sản phẩm này không những là là chặn giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều loại bệnh mà còn là thần được lưu giữ nét thanh xuân cho chị em phụ nữ. Vị ngọt của mật ong và tỏi đen quyện vào nhau sẽ giúp bạn dễ ăn hơn

Nhược điểm: Mật ong chọn để ngâm phải đảm bảo, không pha trộn tạp chất, vì nếu chọn phải loại kém chất lượng sẽ gây hại cho sức khỏe. Không dùng ngay được mà phải đợi dù thời gian từ 3 tuần trở lên. Và sản phẩm phải được bảo quản tốt trong ngăn mát tủ lạnh, tránh khiến tỏi đen bị hỏng.

Lưu ý: Người bị bệnh tiểu đường, do mật ong có chứa nhiều đường sẽ làm tăng lượng đường huyết trong cơ thể

Tỏi đen có thể được sử dụng kết hợp với tỏi sống nếu như bạn muốn dùng vào các công thức nấu ăn. Tuy không thay thế được tỏi sống nhưng tỏi đen lại có hương vị rất riêng. Hãy thử các công thức trên trang web này hoặc thử tự mình thử nghiệm. Thật là thú vị khi khám phá một hương vị hoàn toàn mới, thơm ngon!
Tổng kết lại: Tác dụng của tỏi đen ngâm mật ong thì nhiều nhưng bạn vẫn nên cẩn thận không nên sử dụng quá nhiều gây nên những tác dụng không đáng có nhé!

cac-cach-su-dung-toi-den-hieu-qua
Sử dụng tỏi đen hiệu quả

4.2. Cách làm tỏi đen

Mặc dù tỏi đen không phổ biến như tỏi tươi sống, nhưng một số cửa hàng có bán loại tỏi này. Các cửa hàng trực tuyến cũng giới thiệu sản phẩm. Bạn cũng có thể làm tỏi đen tại nhà bằng nồi nấu chậm. Quá trình này mất một vài tuần, nhưng kết quả mang lại vô cùng xứng đáng với những nỗ lực.
Bọc phần đầu của tỏi bằng nilon, sau đó bọc trong nhiều lớp giấy thiếc.
Đậy nắp tỏi để giữ độ ẩm và giữ cho tép tỏi không bị khô.
Đặt gói vào nồi.
Đặt nhiệt độ ở 130 độ F (60 độ C)
Chờ ba tuần để tỏi đen sẵn sàng.
Bạn có thể sử dụng tỏi đen theo nhiều cách khác nhau và cho các công thức nấu ăn ngon khác nhau:

Phết nó lên bánh mì nướng và phủ một quả trứng lên trên.
Kết hợp tỏi đen với phô mai
Chế biến nó với hành tây, dầu ô liu, giấm balsamic và một ít muối để ướp.
Trộn tỏi đen với khoai tây.
Sử dụng tỏi đen thay thế cho tỏi thông thường trong các công thức nấu ăn yêu thích của bạn để có hương vị thơm hơn.

cach-che-bien-toi-den
Cách chế biến, cách làm tỏi đen

5. Lưu ý khi sử dụng tỏi đen làm thuốc

Tuy có nhiều công dụng nhưng tỏi đen có một số thành phần không tốt cho những người sau:
– Người nóng trong
– Phụ nữ mang thai.
– Tỏi đen không dành cho người đang phải dùng thuốc chống đông máu
– Người dị ứng với tỏi
– Những người mắc các bệnh liên quan đến mắt, gan, thận cũng không nên ăn quá nhiều.
– Người huyết áp thấp
– Người bị tiêu chảy.
Ngoài ra, muốn để tỏi có thể phát huy công dụng tối đa thì bạn nên ăn tỏi trong hoặc ngay sau bữa ăn. Khi đó, cơ thể bạn có thể dễ dàng hấp thu và dịch vị từ dạ dày tiết ra nhiều sẽ giúp bạn hạn chế được những tác động không tốt đến dạ dày.

Trên đây là những thông tin về món Tỏi đen và giải thích về Tác dụng của tỏi đen. Mong bạn đã có câu trả lời cho những thắc mắc của mình cho Kiến thức dược diệu để được giải đáp kịp thời. Xin cảm ơn!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *