Tác dụng và tác hại của cây hương thảo bạn cần biết 

Hương thảo là loại cây thảo mộc thuộc họ bạc hà có nhiều giá trị cho đời sống con người. Tuy nhiên, cũng có nhiều ý kiến cho rằng cây hương thảo có nhiều tác hại, vậy hãy cùng tìm hiểu thực hư ra sao cùng chúng tôi nhé!

1. Tổng quan về cây hương thảo

1.1. Cây hương thảo là gì? Đặc điểm cây hương thảo 

Cây hương thảo được biết đến như một loại gia vị trong nấu ăn. Hương thảo có nhiều tên gọi khác nhau như cây mê diệt, cây dương chổi. Hương thảo là loại thảo mộc thuộc họ hoa nhà môi, trong khoa học nó có tên là rosemary và có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải. 

dac-diem-cay-huong-thao
Đặc điểm cây hương thảo

Cây hương thảo có thân cây khá nhỏ và nhiều nhánh, chiều cao trung bình khoảng 1m đến 2m. 

Lá cây hương thảo có hình dải, dẹp và màu xanh thẫm. Mép lá hơi gập xuống dưới, bề mặt trên lá khá nhẵn và mặt dưới có lông.

Hương thảo là loại cây thảo mộc có hoa, hoa hương thảo nhỏ khoảng 1cm và có màu lam nhạt. Khi hoa hương thảo nở rộ sẽ mang đến hương thơm nhẹ nhàng dễ chịu, tạo không khí trong lành. 

1.2. Sự phân bố, thu hoạch và chế biến cây hương thảo.

  • Sự phân bố 

Cây hương thảo mọc và phát triển tốt nhất ở những vùng đất có khí hậu ấm áp, khô ráo và độ ẩm tương đối. Khi ở môi trường này cây hương thảo có “cơ hội” phát triển vượt bậc và có thể thành bụi cao lên tới vài mét. 

 Với đặc tính đó, cây hương thảo ngoài là cây bản địa vùng Địa Trung Hải mà còn xuất hiện nhiều ở các vùng phía Nam châu Âu, Tây Á và Bắc phi. Hương thảo thường được trồng theo hai cách là nhâm cành hoặc gieo hạt. 

  • Thu hái cây hương thảo 

Khi cây hương thảo trổ bông và hoa hương thảo nở rộ thì cũng là lúc thu hoạch thành quả. Người ta thường thu hoạch hoa để chế biến làm gia vị nấu ăn, hoặc cũng thể làm nguyên liệu trong các bài thuốc đông y.

Khi thu hoạch người ta thường sẽ cắt những ngọn có hoa đem phơi, sấy khô trước, sau đó sẽ đập dập để lấy lá. Hoặc với quy mô trông nhỏ, số lượng ít hơn thì có thể tỉa lá hay cắt các cành tươi có không hoa. 

  • Bộ phận sử dụng

Với cây hương thảo thì có hai bộ phận có thể sử dụng được là ngọn cây và lá. Ngọn cây và lá hương thảo có thể dùng chế biến món ăn hoặc góp phần vào làm các bài thuốc đông y hỗ trợ chữa các bệnh lý. 

  • Chế biến

Cây hương thảo là một loại cây thảo mộc có hình ảnh đẹp vì vậy có giá tinh thần cao. Nhiều người vẫn thường dùng cây hương thảo để cắm bình trang trí nhà cửa, văn phòng,… hương thảo được dùng như một loại thực phẩm chế biến món ăn hàng ngày nhằm bổ sung dinh dưỡng, tăng cường sức khỏe.  Ngoài ra, hương thảo còn được coi như một vị thuốc quý trong đông y giúp loại bỏ căng thẳng, kích thích sự phát triển của não,…

hinh-anh-cay-huong-thao
Hình ảnh cây hương thảo

2. Thành phần hoá học

Cây hương thảo gồm nhiều thành phần hoá học như tinh dầu và tanin, cụ thể:

  • Tinh dầu gồm:   0,5% đối với cây khô, 1 -2% đối với lá, 1,4% đối với hoa. 
  • Khi mới cất, tinh dầu là một chất lỏng không màu hay hơi vàng, về sau màu sẫm dần và cứng lại, có thể hòa tan với rượu theo mọi tỉ lệ mong muốn. 
  • Cây hương thảo chứa các chất: choline,  glucosid, saponosid acid, các acid hữu cơ (citric, glycolic, glyeeric) và heterosid (gồm romaside và romarinoside; ngoài ra còn có acid rosmarinic

3. Những tác dụng dược lý của hương thảo

Ngoài có vai trò như một loại gia vị hay thực phẩm chế biến món ăn, thì hương thảo còn có tác dụng như một vị thuốc tham gia hỗ trợ chữa một số bệnh lý.

3.1 Hương thảo làm gia vị, hương liệu

Hương thơm của cây hương thảo có mùi nhẹ nhàng, dễ chịu có tác dụng giảm căng thẳng, khiến tinh thần sảng khoái hơn. Vì thế hương thảo là một thảo mộc được nhiều người ưa chuộng để làm tinh dầu, người dùng có thể ở phòng ngủ, phòng khách, nhà tắm để tâm trạng được cải thiện tích cực hơn. 

Hương thảo có tác dụng gì trong nấu ăn? nhờ vào hương thơm và vị nhẹ nhàng dễ sử dụng, chúng ta thường thấy những món Âu rất hay sử dụng gia vị này, thậm chí đây còn là gia vị không thể thiếu của họ.

Một mẹo trong nấu ăn với hương thảo đó là trong quá trình nấu những món có gì ám vào tay, bạn có thể hương thảo để khử mùi trên tay mình. 

huong-thao-lam-gia-vi-nau-an
Hương thảo làm gia vị nấu ăn

3.2. Tác dụng của hương thảo theo y học hiện đại 

  • Phòng ngừa bệnh ung thư:

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm khiến nhiều người lo sợ bởi nó có thể gây tử vong. Vì thế, chúng ta phải phòng ngừa bệnh trước chữa bệnh. nhiều nghiên cứu đã cho thấy các thành phần hợp chất có trong cây hương thảo có khả năng tham gia vào quá trình ngăn ngừa các tế bào gây ung thư như ung thư da và ung thư phổi,… Bởi cây hương thảo hoạt động như một chất oxy hoá bảo vệ cơ thể, nâng cao sức khoẻ. 

huong-thao-giup-phong-ngua-ung-thu
Hương thảo giúp phòng ngừa ung thư
  • Ngăn ngừa và trị Alzheimern

Hương thảo là một trong những thảo mộc có tác dụng phòng ngừa và điều trị các căn bệnh liên quan về suy giảm trí tuệ, điển hình là Alzheimer. Đặc biệt đối với những người cao tuổi, có thể dùng hương thảo để cải thiện tình trạng này. 

  • Chữa bệnh rối loạn lipid máu

Với chứng bệnh rối loạn lipid, hương thảo chính là một ứng của viên sáng giá để điều trị. Nhờ chất dịch trong cây hương thảo mà các chất béo tích tụ sẽ được giảm lại, từ đó hạn chế sự gia tăng cân nặng. 

  • Hương thảo giúp ngăn ngừa rụng tóc

Tóc rụng là một vấn đề mà chúng ta bắt gặp hàng ngày, ở cả nam và nữ. Mặc dù rụng tóc không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng lâu dần sẽ gây mất phẩm mỹ và gây mất tự tin. 

Tinh dầu hương thảo là một sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu của khá nhiều người, bởi nó có tác dụng phục hồi và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng rụng tóc. 

Hạn chế rụng tóc nhờ cây hương thảo

3.3.Tác dụng của hương thảo theo y học cổ truyền

Hương thảo có vị hơi chát, mùi thơm khá nồng và tính ấm. Do đó hương thảo có nhiều tác dụng với nhiều bệnh lý khác nhau như:  bổ dưỡng và tăng cường sinh lực, kích thích sự hoạt động của hệ tiêu hoá, lợi tiểu, lợi mật. chống oxy hoá, chống sưng viêm, nhuận trường,…

Ngoài ra, các trường hợp có dấu hiệu suy nhược cơ thể, huyết áp thấp, khó tiêu, các vấn đề xương khớp,.. Bên cạnh đó hương tảo cũng có thể dùng để ngâm rượu có tác dụng trong xa bóp chân tay.

4. Một số bài thuốc từ cây hương thảo 

Chữa viêm loét miệng và viêm tuyến nước bọt 

  • Chuẩn bị : hương thảo (29g), mạch ôn (20g), nhân trần (6g), ngải cứu (10g, rẻ quạt (4g), vỏ bưởi đã phơi khô (4g)
  • Cách làm: làm sạch tất cả các nguyên liệu trên, sau đó cho vào nồi cùng 550ml nước. Đun bằng lửa nhỏ cho đến khi nước cạn còn khoảng 250ml là được. 

Với bài thuốc này bạn có thể dùng hàng ngày, và nên dùng đều đặn để thấy thuốc phát huy tác dụng.

4.1. Giảm mụn nhọt

  • Chuẩn bị nguyên liệu gồm 50g lá hương thảo.
  • Cách làm: rửa sạch lá hương thảo sau đó nhã nhuyễn hoặc xay nát. Sau đó dùng để đắp lên vùng da bị mụn nhọt.

Hương thảo có tính mát nên khi dắp lên vùng da tổn thương sẽ có khả năng làm dịu và cải thiện tình trạng sưng đau. Với bài thuốc trên, một ngày tốt nhất nên đắp 2 lần để thấy hiệu quả nhanh, rõ nhất.

huong-thao-co-tac-dung-dieu-tri-mun
Hương thảo có tác dụng điều trị mụn

4.2. Hương thảo giúp giải nhiệt, hỗ trợ tiêu hóa

Uống nước lá cây hương thảo có tác dụng giải nhiệt, thanh lọc cơ thể. Vì vậy có thể uống nước hương thảo như một loại trà, dùng hàng ngày.

  •       Chuẩn bị: lá hương thảo khoảng 20g.
  •       Cách làm: rửa sạch lá hương thảo khô, đun sôi với nước đến khi cạn còn khoảng 2/3 lượng nước ban đầu. Bỏ nước ra bình cho nguội bớt rồi thưởng thức.

Bài thuốc  này tuy đơn giản nhưng lại có hiệu quả rất tốt giúp lợi tiểu, thận thải bỏ được những chất độc. Đồng thời, nước lá hương thảo có thể coi như một loại nước giải khát giúp thanh nhiệt và hệ tiêu hóa ổn định hơn.

huong-thao-giup-giai-nhiet
Hương thảo giúp giải nhiệt

4.3. Hỗ trợ giảm đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều.

 Một chu kì kinh nguyệt đều là rất quan trọng đối với chị em phụ nữ, tuy nhiên một số chị em lại mắc phải chứng rối loạn kinh hay những cơn đau bụng quằn quại mỗi khi tới kì, vậy hãy tham khảo bài thuốc với hương thảo sau:

  • Nguyên liệu: chuẩn bị hương thảo, nhọ nồi, ích mẫu, ngải cứu, củ gấu mỗi loại 20g.
  •  Cách làm: tất cả các nguyên liệu mang sấy khô và tán nhỏ, sau đó rây thành bột mịn và trộn thành một hỗ hợp bột khô. Cuối cùng cho thêm chút mật ong và vo thành những viên nhỏ bằng hạt đậu phộng.
giam-dau-bung-kinh-nho-huong-thao
Giảm đau bụng kinh nhờ hương thảo

Mỗi ngày trước khi đi ngủ người dùng có thể dùng khoảng 15 – 20 viên và dùng trước chu kì kinh 15 ngày để thuốc huy tác dụng.

5. Tác hại khi sử dụng sai liều cây hương thảo

Cũng giống như các loại dược liệu khác, người dùng cần sử dụng một vừa phải và phù hợp với nhu cầu. Tránh lạm dụng dùng quá nhiều dẫn đến khả năng phản tác dụng và gây nên nhiều tác dụng phụ.

Một số tác dụng phụ khi lạm dụng hương thảo có thể kể đến:

  •   Nếu một lượng lớn hương thảo đi vào cơ thể rất có khả năng gây kích ứng dạ dày, tổn thương thận và đường ruột.
  •   Sử dụng nhiều hương thảo cũng có thể gây hôn mê, co giật, nôn mửa.
  •   Với phụ nữ đang mang thai thì có thể dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.

6. Những lưu ý khi sử dụng cây hương thảo

Khi sử dụng cây hương thảo với mục đích gì thì bạn cũng nên dùng một liều lượng vừa phải nhất định, tránh lạm dụng, bởi:

  • Đối với chế biến món ăn, nếu dùng quá liều sẽ làm mất vị hoặc thay đổi vị của món ăn. 
  • Đối với trị bệnh, dùng nhiều hương thảo sẽ gây nhiều biến chứng như trên đã đề cập. 

Bởi vậy, để tránh những trường xấu ra, chúng ta nên cân nhắc và sử dụng cây hương thảo một cách hợp lý. Với những trường hợp đặc biệt như người cao tuổi, trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú, người có bệnh nền tốt nhất nên tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ trước khi quyết định sử dụng.

Hương thảo có thể coi như một dược liệu quý đối với đời sống con người. Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin chi tiết về cây hương thảo, nếu còn gì thắc mắc đừng ngại để lại bình luận phía dưới để chúng tôi giải đáp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *