Tác hại của lá trầu không có thể bạn chưa biết?

Lá trầu không có lẽ là cái tên không còn quá xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Lá trầu không được coi là một loại thực vật rất hữu hiệu trong việc hỗ trợ trị tiêu viêm, nhiễm khuẩn,…Bên cạnh những tác dụng hữu ích thì lá trầu không cũng có tác hại mà nhiều người chưa biết. Hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi nhé!

1. Tổng quan về lá trầu không

1.1. Đặc điểm lá trầu không.

Trầu không là một loại thực vật có tính dược học. Đây là loại cây dây leo, có thể leo cao tới 1m. Lá trầu không có hình tim, mặt lá bóng màu xanh. Trầu không thường có vị cay nồng, hơi hắc, tính ấm. 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong 100g lá trầu không có tới 2,4% tinh dầu thơm có hoạt tính kháng sinh mạnh mẽ. Nhờ vậy mà lá trầu không có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa sự phát triển của các tác nhân gây bệnh, nhất là nhóm các vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, trực khuẩn,…

 Bên cạnh đó lá trầu không còn giúp làm lành các tổn thương niêm mạc, kháng khuẩn, vì thế trong đông y đã ứng dụng trầu không vào bài thuốc chữa viêm đường tiết niệu có hiệu quả rất cao. 

hinh-anh-la-trau-khong
Hình ảnh lá trầu không

1.2. Thành phần của lá trầu không

Trầu không có chứa thành phần hoạt hóa là betel-phenol, nó có mùi hương gần giống như mùi khói. 

Ở nhiều quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, lá trầu được dùng hàng ngày như một món ăn. Nhiều người lớn tuổi thường nhai lá trầu không với vôi tôi hoặc vôi sống cùng với cau. 

Vôi có khả năng giữ cho thành phần hoạt hoá của trầu không nằm ở trạng thái như một chất kiềm, từ đó cho phép nó đi vào sâu vào máu thông qua hấp thụ dưới lưỡi. 

Các lá trầu không những được sử dụng như một chất kích thích, chất khử trùng, làm sạch hơi thở mà chúng còn sử dụng như một chất kích dục. 

Các thành phần có thể kể đến có trong lá trầu không gồm:

  • Năng lượng: 44 calo
  • Nước: 85.6g.
  • Protein: 3.1g.
  • Lipid: 0.8g.
  • Muối khoáng: 2.3g.
  • Chất xơ: 2.3g.
  • Cacbohidrat: 6.1g.
  • Canxi: 0.5g.
  • Sắt: 0.007g
  • Vitamin A: 2.5mg

2. Lá trầu không có tác dụng gì? 

Cây trầu không thường được dùng để ăn trầu, bên cạnh đó trong đông y trầu không còn có tác dụng như một dược liệu chữa một số bệnh lý khác nhau.

2.1. Tác dụng của lá trầu không với bệnh phụ khoa

Phụ khoa là một số bệnh lý có ở phụ nữ như viêm, nấm,.. Theo đông y lá trầu không được coi là một dược liệu quý chữa các bệnh phụ khoa rất hiệu quả, điều này đã được rất nhiều chị em tin dùng và phản hồi tốt.

Ngoài việc chữa viêm nhiễm phụ khoa theo cách dân gian bằng trầu không tươi, thì trên thị trường hiện nay cũng xuất hiện nhiều sản phẩm dung dịch vệ sinh nữ được điều chế từ lá trầu không.

Lá trầu không chữa bệnh phụ khoa

2.2. Lá trầu không giúp làm đẹp da

Lá trầu không có dụng gì với da mặt? Đây là một lĩnh vực được đông đảo chị em phụ nữ quan tâm. 

Trong lá trầu không chứa khá nhiều chất như nước, protein, chất xơ, chất chống oxy hoá,.. Đồng thời cũng có nhiều các khoáng chất khác như sắt, canxi, kẽm,.. Đây là những chất rất cần thiết và quan trọng với làn da, bởi vậy mà lá trầu không đã được sử dụng trong việc làm đẹp da. Cụ thể: 

  • Hỗ trợ xóa mờ nám và tàn nhang nhờ cơ chế đẩy lùi sắc tố melanin của trầu không.
  • Trầu không có tác dụng làm giảm khả năng tiết dầu nhờn, kiểm soát lượng dầu trên da. Đây là nguyên nhân khiến lỗ chân lông bị bít tắc dẫn đến hình thành mụn trứng cá,
  • Trầu không có tính sát trùng, kháng viêm rất hiệu quả. 
  • Tăng sức đề kháng giúp làn da luôn khỏe khoắn, rạng ngời.
  • Xông hơi lá trầu không có tác gì? Đó cũng là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Lá trầu không đun lên và xông hơi sẽ giúp các nang lông được giãn nở, từ đó đẩy được các bã nhờn cũng như các chất bẩn trên da ra ngoài. Giúp làn da căng bóng, mịn màng.
Lá trầu không trị nám

2.3 Nước trầu không có tác dụng ngâm chân hiệu quả

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về chân như nhức mỏi, ăn chân,.. bạn có thể lấy las trầu không đun lên lấy nước để ngâm chân. Nước trầu không giúp giãn cơ, mang lại cảm giác thoải mái, giảm stress. Không những thế nước lá trầu không có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn nên có khả năng cải thiện tình trạng ăn chân, lở chân,… 

2.4. Hỗ trợ trị các bệnh lý về răng miệng

Như đã kể trên, lá trầu không chứa chất chống oxy hoá và kháng viêm vị thế có khả năng chữa hôi miệng rất hiệu quả. Đồng thời lá trầu không cũng có khả năng chống viêm giúp răng miệng luôn khoẻ mạnh, hạn chế tình trạng sâu răng, chảy máu răng, sưng lợi,…

2.5. Trầu không hỗ trợ giảm đau 

Trầu không là một trong những loại thực vật được biết đến với công dụng giảm đau hiệu quả. Các chứng đau đầu, đau do bầm tím, trầy da hay sưng viêm đều có thể dùng lá trầu không để giảm thiểu tình trạng đau. 

Nước trầu không có thể đun nước uống hoặc giã nhuyễn để đắp vào vết thương để cải thiện cơn đau. 

2.6. Trầu không trị bệnh gout

Những cơn đau khớp do bệnh gout gây ra khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. 

Trong lá trầu không có chứa chavicol có tính sát khuẩn cao có tác dụng hiệu quả trong điều trị tình trạng đau khớp, viêm khớp do nhiễm khuẩn. 

2.7. Hỗ trợ điều trị đái tháo đường

Những người bị bệnh tiểu đường khi căn thẳng sẽ khiến mức oxy hoá cao từ đó lượng đường huyết cũng tăng lên. Sử dụng lá trầu không có tác dụng chống lại các oxy hoá đó và giúp duy trì lượng đường trong cơ thể một cách ổn định. 

2.8. Điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa

Lá trầu không được biết đến với tính sát khuẩn cao vì thế nó rất có ích trong việc điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa. Đây là phương thức điều trị dễ dàng và có thể áp dụng thường xuyên. 

3. Một số bài thuốc từ lá trầu không

3.1. Sử dụng trầu không để sát khuẩn vết thương

Lá trầu không có tính sát khuẩn cao, vì vậy có thể dùng lá trầu không tươi giã nhuyễn vắt lấy nước để sát khuẩn vết thương, sau đó lấy phần bã đắp lên vết thương giúp làm dịu, giảm đau. 

Một cách khác có thể áp dụng là lấy lá trầu không rửa sạch, sau đó đung lấy nước để rửa vết thương hàng ngày để giúp vết thương nhanh lành hơn. 

Lá trầu không giúp sát khuẩn

3.2. Trị viêm họng

Lá trầu không kết hợp với mật ong có tác dụng làm thuốc trị ho rất hiệu quả. Đây là bài thuốc dân gian được khá nhiều người áp dụng và để lại phản hồi tích cực.

Cách làm: dùng khoảng 5 lá trầu không giã lấy nước rồi cho thêm một chút mật ong vào nước trầu không. Dùng hỗn hợp này ngậm và nuốt dần dần để giảm tình trạng viêm họng. 

Trầu không trị vêm họng

3.3. Trị đau đầu

Với những ngày thời tiết thay đổi thất thường, những cơn đau đầu lại xuất hiện ở nhiều người. Với trường hợp này, có thể dùng khoảng 5 lá trầu không đập dập, sau đó dùng để xoa lên vùng thái dương hoặc đỉnh đầu để cải thiện tình trạng đau nhức đầu. 

3.4. Bài thuốc trị bệnh phụ khoa từ trầu không

Nếu mọi người có thắc mắc lá trầu không với muối có tác dụng gì? Thì câu trả lời sẽ là trị bệnh phụ khoa. Những chị em nào đang gặp vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa có thể áp dụng bài thuốc từ lá trầu với muối không để cải thiện. 

Cách làm: vò nát lá trầu không cho vào nồi đun sôi với một chút muối hạt. Sau đó dùng hỗn hợp nước này để xông hơi vùng kín, sau khi xông hơi vệ sinh lại bằng nước sạch. Áp dụng đều đặn sẽ thấy tình trạng ngứa, nấm, viêm vùng kín giảm hẳn. 

3.5. Trầu không trị mụn nhọt

Mụt nhọt là tình trạng có thể bắt gặp ở bất kì ai, tuy nó không nguy hiểm đến tính mạng con người, nhưng cũng gây nên những cơn đau và khó chịu nhất định. 

Chuẩn bị các nguyên liệu: lá trầu không, hoa dâm bụt, lá thồm lồm một lượng vừa đủ tương đương nhau. Đem tất cả nguyên liệu giã nhuyễn rồi đắp lên vùng bị mụn nhọt để giảm thiểu tình trạng sưng viêm. 

Ngoài phương pháp dùng tươi, thì lá trầu không cũng được nhiều chuyên gia nghiên cứu để đưa vào nghiên cứu và sản xuất các sản phẩm điều trị mụt nhọt. 

Trầu không trị mụn

4. Lá trầu không có tác hại nào không? 

Bên cạnh rất nhiều tác dụng hữu ích thì lá trầu không cũng có một vài tác hại mà có thể nhiều người chưa biết. 

Sử dụng lá trầu không lá nhiều để điều trị ngoài da có thể khiến da bị viêm do tiếp xúc giảm sắc tố do lá trầu không. Các tình trạng nám, tàn nhang nếu lạm dụng lá trầu không quá nhiều cũng gây tình trạng da bị kích ứng, viêm hay giảm sắc tố da. 

Trong lá trầu không có chứa hoạt chất phenolic compounds, có cơ chế ngăn ngừa sản xuất melanin và lột da vì thế mà nó có thể làm trắng nhanh chóng. Nếu sử dụng liều lượng nhiều và trong thời gian dài sẽ làm màu da dần dần biến mất, giảm thiểu sắc tố hình chấm trên nền tăng sắc tố. 

5. Những lưu ý khi sử dụng lá trầu như một vị thuốc

Sử dụng trầu không có nhiều lợi ích đối với đời sống con người, tuy nhiên nó cũng có những tác dụng phụ nhất định. Vì vậy, khi sử dụng trầu không cần lưu ý và cẩn trọng một số điều sau:

  • Sử dụng một lượng vừa đủ, tránh lạm dụng dùng quá liều và trong thời gian dài, sẽ gây phản tác dụng và gây ra những biến chứng nguy hiểm khác. 
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, nhất là đối với những trường  hợp đặc biệt: người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thanh và cho con bú, trẻ em.
  • Khi sử dụng lá trầu không nên rửa sạch thật kĩ tránh những vi khuẩn có thể làm tình trạng bệnh nặng hơn. 

Bài viết đã tổng hợp tất cả những thông tin về lá trầu không, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu và ứng dụng vào đời sống. Chúc các bạn luôn vui khoẻ!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *