Tất cả những điều cần biết về cây dược liệu kim ngân hoa

Cây dược liệu kim ngân hoa là một trong những loại cây dược liệu quý, có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, được sử dụng phổ biến để chữa trị các chứng bệnh từ đơn giản đến phức tạp như mụn nhọt, mẩn ngứa, viêm gan,…

1. Kim ngân hoa là gì?

Cây dược liệu kim ngân hoa tên khoa học là Lonicera japonica Thunb, họ kim ngân, là loại cây leo bằng thân quấn, cành non có lớp lông bao phủ sau nhẵn và màu hơi đỏ có vân. Lá cây kim ngân mọc đối xứng nhau, hình mũi mác, cụm hoa mọc ở tận cùng kẽ các lá.

Hoa kim ngân hoa mới ra sẽ có màu trắng sau đó chuyển dần thành màu vàng. Trên cùng một cành cây sẽ có cả hoa vàng lẫn hoa trắng. Vậy nên nó có tên là kim (vàng), ngân (bạc). Quả cây dược liệu kim ngân hoa hình cầu, màu đen.

Cây kim ngân hoa được phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh, Cao Bằng,… Hiện nay, cây kim ngân hoa được trồng ở nhiều nơi nhằm mục đích lấy nguyên liệu làm thuốc, vị thuốc là hoa và dây kim ngân.

hoa-kim-ngan-hoa
Hình ảnh hoa của cây kim ngân hoa

2. Bộ phận dùng, cách thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Bộ phận của cây dược liệu kim ngân hoa được sử dụng chủ yếu là hoa. Hoa kim ngân khi mới chớm nở sẽ được thu hái làm dược liệu. Bên cạnh đó, dây, lá và thân cũng có thể được sử dụng nhưng sẽ được sử dụng với tần suất ít hơn.

Thu hái: Thời điểm thu hái cây kim ngân hoa thích hợp nhất khi hoa chuẩn bị nở, có màu trắng chưa chuyển sang vàng. Người ta thường hái hoa vào thời điểm 9 – 10 giờ sáng, khi sương đã tan. Thời gian thu hoạch tốt nhất của cây kim ngân là vào mùa xuân hoặc mùa thu. Nhặt bỏ tạp chất, phơi trong bóng mát hoặc sấy nhẹ đến khi khô. Thân và cành của cây kim ngân hoa được thu hái quanh năm, sau khi thu hái sẽ đem phơi và sấy khô.

Chế biến: Cây kim ngân hoa sau khi thu hoạch sẽ đem thái mỏng, phơi khô hoặc sấy. Sau khi được chế biến, dược liệu có mùi thơm, vị hơi đắng.

Bào chế:

Hoa tươi: đem giã nhuyễn, vắt lấy nước, đem đun sôi và uống.

Hoa khô: sắc uống hoặc sao nhẹ với lửa cho khô rồi đem đi tán thành bột.

Hoa tươi hoặc khô: thường được ngâm rượu với tỷ lệ 1:5.

Bảo quản: nơi khô ráo, thoáng mát, tránh dính ẩm, nên đựng trong hũ hoặc bình có lót một lớp vôi sống để tránh mốc, đổi màu và biến chất.

3. Thành phần hoá học của dược liệu kim ngân hoa

Dược liệu kim ngân hoa chứa thành phần flavonoid là lonicerin, luteolin – 7 – glucosid, luteolin và loniceraflavon. Ngoài ra, cây kim ngân hoa còn chứa các tinh dầu như hex-1-en, α-pinen, cis, hex-3-en-1-ol và trans – 2 – methyl – 2 – vinyl – 5 – (α – hydroxy isopropyl) – tetrahydrofuran,…

Bên cạnh đó, trong hoa có chứa acid clorogenic (chất này cũng có trong thân, rễ và lá với nhưng hàm lượng thấp hơn). Hoa, lá và thân cây kim ngân có chứa acid isoclorogenic.

4. Tính vị

Theo Đông y, cây dược liệu kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn, không chứa độc tính, có tác dụng nổi bật là giải độc, thanh nhiệt, trị sốt,… Trong dân gian, người ta thường sử dụng kim ngân hoa để chữa mụn nhọt, thủy đậu, rôm sảy, sởi, tả lỵ. Ngoài ra, đã có một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng cây kim ngân hoa có vai trò trong điều trị viêm mũi, dị ứng và thấp khớp.

tinh-vi-cua-kim-ngan-hoa
Tình vị của kim ngân hoa

5. Công dụng của kim ngân hoa

Theo quan niệm phong thuỷ, đa số mọi người đều biết cây kim ngân hoa là một loại cây cảnh tượng trưng cho việc sinh sôi tài lộc. Song trong đông y, cây kim ngân hoa lại là một loại thảo dược dùng để chế biến thuốc.

Cây dược liệu kim ngân hoa có các tác dụng điển hình như:

Tác dụng kháng sinh: Một vài nghiên cứu khoa học cho thấy trong nước sắc hoa kim ngân có tác dụng kháng khuẩn đối với vi khuẩn thương hàn, tụ cầu khuẩn, trùng lỵ Shiga.
Tác dụng đối với đường huyết: Một số nhà khoa học người Trung Quốc đã thử nghiệm cho thỏ uống nước sắc hoa kim ngân và kết quả là những con thỏ uống nước lá kim ngân hoa sắc có lượng đường huyết cao hơn hẳn và kéo dài 5 đến 6 giờ mới trở lại mức bình thường so với những con không uống. Điều này chứng tỏ cây kim ngân có tác dụng giúp tăng lượng đường huyết có trong cơ thể.
Tác dụng ngăn chặn sốc phản vệ: Từ năm 1966, giáo sư Đỗ Tất Lợi và các cộng sự của ông đã tiến hành nghiên cứu trên chuột lang và chỉ ra rằng nước sắc kim ngân có công dụng ngăn chặn choáng phản vệ.

Không độc tố: Cùng với nghiên cứu về tác dụng của cây dược liệu kim ngân hoa, giáo sư Đỗ Tất Lợi cho biết, kim ngân hoa không chứa độc tố. Ông và các cộng sự của ông đã cho chuột thực nghiệm uống một lượng lớn nước sắc kim ngân hoa với hàm lượng gấp 150 lần so với liều dùng cho người và kết quả là khi giải phẫu cơ thể chuột, ông và mọi người đều nhận thấy các bộ phận vẫn bình thường.
Do đó, tác dụng của cây kim ngân hoa được áp dụng sử dụng điều trị các chứng bệnh như:
Rối loạn tiêu hóa bao gồm: viêm ruột, đau và sưng (viêm) ruột non, kiết lỵ,…
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: cảm lạnh, cảm cúm, viêm phổi,…
Nhiễm khuẩn
Sưng não (viêm não)
Sốt
Vết loét
Giang mai
Ngoài ra, cây kim ngân hoa còn được sử dụng để chữa các đau đầu, đái tháo đường, chứng rối loạn nước tiểu, viêm khớp dạng thấp và hỗ trợ điều trị ung thư. Một số người sử dụng kim ngân hoa với mục đích tăng tiết mồ hôi, chống ngộ độc, làm thuốc nhuận tràng, ngừa thai, thoa lên da giúp điều trị viêm, ngứa và diệt vi trùng.

cong-dung-cua-cay-ngan-hoa

6. Liều dùng cách dùng

Cây dược liệu kim ngân hoa được ứng dụng điều trị rất nhiều chứng bệnh khác nhau, mỗi chứng bệnh lại có riêng một cách uống hoa kim ngân ví dụ như:

6.1. Kim ngân hoa giúp điều trị mụn nhọt, mẩn ngứa dị ứng

Cách dùng: kim ngân hoa, ké đầu ngựa và kinh giới lấy mỗi vị 6 gram, sau đó hãm hoặc sắc uống, liều lượng mỗi ngày dùng một thang.
Kim ngân hoa điều trị phong nhiệt, cảm mạo và dị ứng
Cách dùng: kim ngân hoa và liên kiều, lấy mỗi vị 8 gram; đối với bạc hà, ngưu bàng tử, cát cánh lấy mỗi vị 5 gram; kinh giới, đạm trúc diệp, đạm đậu xị lấy mỗi vị 4 gram; sau đó sắc uống, liều lượng mỗi ngày 2 thang.
Kim ngân hoa có tác dụng trong điều trị sốt xuất huyết
Cách dùng: kim ngân hoa và rễ cỏ tranh, lấy mỗi vị 20 gram. Hoa hòe (sao cháy), cỏ nhọ nồi (sao cháy) lấy mỗi vị 16 gram; liên kiều và hoàng cầm lấy mỗi vị 12 gram; chi tử 8 gram sau đó sắc uống. Kim ngân hoa hỗ trợ điều trị viêm gan virus
Kim ngân hoa và xa tiền lấy mỗi vị 16 gram; nhân trần lấy 20 gram; hoàng cầm, hoạt thạch, đại phúc bì và mộc thông lấy mỗi vị 12 gram; phục linh, trư linh và đậu khấu, lấy 8 gram mỗi vị và cam thảo lấy 4 gram, sau đó sắc uống.

6.2. Chữa viêm gan mãn tính

Lấy 16g kim ngân hoa, nhân trần 20g, hoạt thạch, hoàng cầm, mộc thông, đại phúc bì lấy mỗi vị 12g; đậu khấu, trư linh, phục linh mỗi vị 8g; cam thảo 4g. Sắc uống hàng ngày.
Chữa viêm khớp dạng thấp
Lấy 20g kim ngân hoa, 40g thạch cao, ngạnh mễ, tri mẫu, tang chi, phòng kỷ, hoàng bá mỗi vị 12g; quế chi 6g; thương truật 8g. Sắc uống hàng ngày.
Chữa sốt xuất huyết
Kim ngân hoa và rễ cỏ tranh lấy mỗi vị 20g; hoa hòe, cỏ nhọ nồi, mỗi vị 16g; hoàng cầm, liên kiều, mỗi vị 12g; chi tử 8g. Sắc uống hàng ngày mỗi ngày sử dụng 1 thang.
Nếu khát nước có thể thêm huyền sâm sinh địa, mỗi vị 12g; sốt cao có thể thêm chi mẫu 8g.

6.3. Chữa viêm phổi trẻ em

Lấy 16g kim ngân hoa; 20g thạch cao; 8g tang bạch bì; hoàng liên, tri mẫu, hoàng cầm, liên kiều mỗi vị 6g; cam thảo 4g. Sắc uống hàng ngày.

Điều trị tiêu chảy
Kim ngân hoa dùng khoảng 2 – 5g hoa hoặc 10 – 12g cành lá, sắc dưới dạng thuốc sắc, thuốc cao. Uống hàng ngày giảm dần liều lượng cho đến khi tình trạng tiêu chảy đã thuyên giảm và ngưng uống khi đã hoàn toàn bình phục.

6.4. Điều trị thông tiểu

Lấy 6g kim ngân hoa, 3g cam thảo, sắc với 200ml nước cho đến khi cô lại còn 100ml. Chia ra uống trong ngày (2 – 3 lần/ngày).

6.5. Trị cảm cúm

Lấy 4g kim ngân hoa, 3g kinh giới, 3g cam thảo đất, 3g lá tía tô, 2g mạn kinh, 3 lát gừng, 3g sài hồ nam. Sắc xong để nguội khoảng 30 phút là có thể uống được.

6.6. Trị sởi

Lấy 30g hoa cây kim ngân tươi, 30g cỏ ban. Giã nhỏ hòa thêm nước, lọc bỏ bã, uống nước. Bên cạnh đó, có thể phơi khô, sắc uống.

6.7. Trị đau họng, quai bị

Lấy 16g hoa kim ngân, 18g đậu xị, 12g ngưu bàng tử, 4g bạc hà, 8g cát cánh, 12g trúc diệp, 8g tinh giới tuệ, 4g cam thảo, 12g liên kiều sắc uống hàng ngày.

6.8. Trị ruột thừa, viêm phúc mạc

Lấy 120g kim ngân hoa, 80g đương quy, 16g hoàng cầm, 40g địa du, 12g cam thảo, 80g huyền sâm, 20g ý dĩ nhân, 40g mạch môn, sắc để nguội 30 phút rồi uống.

6.9. Trị phát bối, nhọt độc

Lấy 160g kim ngân hoa, 40g cam thảo (sao khô). Hai vị thuốc này đem tán thành bột, mỗi lần dùng 16g, sắc cùng 1 chén nước, 1 chén rượu, sắc đến khi cô lại còn 1 chén sau đó bỏ bã và uống nóng.

6.10. Trị sữa không xuống, kết lại gây nên chứng áp xe vú

Sử dụng các vị thuốc kim ngân hoa, hoàng kỳ (nướng mật), đương quy, cam thảo mỗi vị 10g. Đem sắc với nửa chén rượu rồi uống.

6.11. Trị bầu vú có khối kết, đỏ, chảy dịch, sưng to

Lấy 20g kim ngân hoa, 20g hoàng kỳ (sống), 32g đương quy, 4g cam thảo, và 50 lá ngô đồng sắc cùng ½ chén nước và ½ chén rượu.

6.12. Trị phúc mạc viêm hoặc ruột thừa viêm cấp

Lấy 120g kim ngân hoa, 40g mạch môn, 40g địa du, 16g hoàng cầm, 12g cam thảo, 80g huyền sâm, 20g hạt ý dĩ, 80g đương quy sắc uống hàng ngày

6.13. Dự phòng não viêm

Sắc uống 20g kim ngân hoa, 20g bồ công anh với 20g hạ khô thảo.

6.14. Tăng tuổi thọ

Cây dược liệu kim ngân hoa có vị ngọt, tính hàn, không chứa độc tố đi vào tâm và tỳ. Có tác dụng giải độc, thanh nhiệt nên việc sử dụng nước kim ngân hằng ngày sẽ giúp bạn có thể gia tăng tuổi thọ.

lieu-dung-cach-dung-cua-kim-ngan-hoa
Liều dùng và cách dùng của cây kim ngân hoa

7. Lưu ý khi sử dụng dược liệu kim ngân hoa

Những điều cần tránh khi sử dụng cây dược liệu kim ngân hoa:
Cẩn thận khi dùng với các trường hợp: mồ hôi ra nhiều, tỳ vị hư hàn, tiêu chảy không phải do nhiệt (theo Đông dược học thiết yếu).
Không nên dùng trong các trường hợp: tỳ vị hư hàn, tiêu chảy loại âm tính (theo lâm sàng thường dụng trung dược thủ sách).
Thông tin có trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Cần hỏi ý kiến, tư vấn từ bác sĩ, chuyên gia nếu bạn có ý định áp dụng các bài thuốc từ dược liệu kim ngân hoa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *