Húng tây là gì? Tác dụng của húng tây

Húng tây là một nguyên liệu quen thuộc và không thể thiếu trong nhiều món ăn hàng ngày. Không những thế, trong đông y húng tây còn được coi là một dược liệu chữa một số bệnh lý, cùng tìm hiểu qua bài viết dưới nhé!

1. Tổng quan về cây húng tây.

1.1. Húng tây là gì? Đặc điểm của húng tây 

Húng tây hay húng quế, tên khoa học gọi là Ocimum basilicum và thuộc họ hoa môi Lamiaceae. Đây là loại thực vật thuộc cây thân thảo, sống hàng năm và được sử dụng vào những bữa ăn hàng ngày của mọi nhà. 

Húng tây cũng là một loại húng có họ hàng xa với húng bạc hà. Nó phát triển mạnh mẽ vào mùa hè và là loại cây “khó tính” nếu gặp điều kiện bất lợi. 

Cây húng tây có chiều cao khoảng 50cm, thân cây nhẵn hoặc có ít lông, thường phân cành từ dưới sát gốc. Cây húng tây có màu hơi thâm tím hoặc màu xanh lục, tuỳ từng loại từng vùng trồng. 

Lá húng tây nhỏ, gân lá có hình lông chim, nổi rõ phần mặt dưới. mọc thành chùm đơn và phân nhánh thành vòng 5,6 hoa một. Hoa húng quế có màu trắng hoặc màu hơi tím tía.

Cây húng tây có ra quả, quả húng tây có các hạt đen bóng, ngâm vào nước có chất nhầy trắng xung quanh. 

hinh-anh-cay-hung-tay
Hình ảnh cây húng tây

1.2. Đặc điểm phân bố, thu hái và chế biến húng tây.

Húng tây hay có tên quen thuộc là húng quế có nguồn gốc từ Ấn Độ và Trung Quốc, hiện được trồng ở nhiều khu vực nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. 

Ở nước ta, húng tây được trồng nhiều và là loại rau được sử dụng  hàng ngày với mục đích làm rau thơm hay gia vị. 

Ngoài ra, trong đông y húng tây còn được phơi hoặc sấy khô và sử dụng như một loại dược liệu  để làm thuốc. 

Bộ phận sử dụng: húng tây bỏ phần rễ, còn lại có thể dùng toàn bộ phần thân và lá. 

1.3. Thành phần hoá học của lá húng tây

Trong húng tây có hàm lượng tinh dầu cao, nhất là khi cây ra hoa. Tinh dầu húng tây có màu vàng nhạt, hương thơm, dễ chịu có hương vị của sả và chanh. 

Thành phần chủ yếu trong húng tây gồm  tinh dầu, thymol, linalol, flavonoid,…

2. Húng tây có tác dụng gì?

2.1. Theo y học cổ truyền 

Theo y học cổ truyền húng tây có tính vị cay, nóng và hương thơm dịu. uy kinh vào hai kinh phế và tâm. 

Húng tây trong đông y có nhiều công dụng  khác nhau như có khả năng làm cơ thể toát ra mồ hôi, giả cảm, giảm đau, đầy bụng, khó tiêu,…

Chủ trị: cảm cúm, nhức đầu, viêm họng, đau răng, dị ứng, mẩn ngứa, rối loạn tiêu hoá,…

Húng tây chữa bệnh ho

2.2. Theo y học hiện đại 

Trong y học hiện đại nhiều nghiên cứu đã cho thấy húng tây ức chế vi khuẩn gram (+) mạnh hơn so với gram (-). Bởi thế, có nhiều công dụng trong chữa bệnh như: 

  • Trị ho: ức chế trung tâm ho, giúp làm loãng và long đờm.
  • Giảm co thắt ruột, kháng sinh histamin ở cơ trơn.
  • Húng tây có tác dụng làm giảm trình trạng sung huyết vì trong tinh dầu có chứa chất camphene, eugenol, cineole.
  • Giảm căng thẳng giúp duy trì lượng cortisol trong máu ở mức bình thường. Hocmon có tác dụng làm dịu thần kinh và điều hoà tuần hoàn máu.
  • Trong húng tây có nhiều betacaroten có công dụng phòng viêm khớp và ngăn ngừa các tế bào gây ung thư.
  • Nhờ có beta – caryophyllene có trong húng tây ác hiện tượng viêm, sưng đau cũng được cải thiện đáng kể. 

Ngoài ra, húng tây còn có những tác dụng với sức khoẻ như:

  • Bảo vệ tim: húng tây có chứa các chất chống oxy hoá có tác dụng chống viêm hiệu quả và có khả năng ngăn ngừa một số bệnh tim mạch.
  • Kháng khuẩn: húng tây có khả năng chống lại các vi khuẩn có hại cho sức khoẻ con người bằng tinh dầu. Bên cạnh đó, dùng húng tây cũng có thể chống lại nấm hiệu quả. 
  • Ngăn ngừa mụn trứng cá: với đặc tính có khả năng chống viêm, húng tây là một nguyên liệu được chọn để chữa mụn rất tốt, bởi nó có khả năng ngăn ngừa mụn hiệu quả. 
  • Giảm stress: hàm lượng sắt có trong húng tây có tác dụng duy trì và sản sinh năng lượng cho cơ thể, đảm bảo co thể có thể hoạt động linh hoạt trong một ngày dài. 

3. Cách sử dụng, liều dùng húng tây.

3.1. Cách sử dụng húng tây

  • Húng tây là loại thực vật dễ dàng chế biến, sau khi thu hoạch và rửa sạch chúng ta có thể dùng được luôn.Bên cạnh đó, có thể chế biến vào các món ăn như xào, nộm, salad,…
  • Lá húng tây khô xay nhuyễn và đáp vào vết thương để kháng khuẩn, làm dịu vết thương.
  • Lá húng tây tươi giã và lọc lấy nước uống.
  • Húng tây làm trà.
  • Chiết xuất làm tinh dầu.
cach-su-dung-hung-tay
Cách sử dụng húng tây

3.2. Sử dụng húng tây trong nấu ăn

  • sử dụng húng tây như một loại gia vị để tăng hương vị cho món ăn, khích thích sự hấp dẫn.
  • Dùng trong món Ý: pesto – sốt basli là một loại nước sốt có màu xanh lá rất nổi tiếng trong các món ăn của Ý. Trong sốt này có sử dụng nguyên liệu là húng tây, và đây cũng chính là cách người Ý dùng húng tây phổ biến nhất. Bạn có thể tham khảo công thức làm sốt trên youtube để làm ở nhà hoặc tìm mua ở các siêu thị, tạp hoá gần nhà. 
tac-dung-cau-hung-tay
Tác dụng của húng tây
  • Dùng basil với các món ăn có sốt cà chua:
  •  húng tây là sự kết hợp hoàn hảo của cà chua chín, bởi sự kết hợp này tạo nên hương vị đặc biệt vô cùng hấp dẫn. 
  •  Cách dùng: húng tây dùng vào các món ăn có sốt cà chua như cách dùng các loại rau khác như mùi, hành lá. Ví dụ như món mỳ ý, sau khi nấu mì với sốt xong cho thêm lá húng tây lên trên để tăng hương vị món ăn.
Húng tây làm gia vị nấu ăn

3.3. Liều dùng húng tây:

  • Dùng để sắc thuốc: sử dụng khoảng 10 đến 25g lá húng tây một ngày.
  • Nếu dùng ngoài da thì lấy một lượng vừa đủ, tuỳ nhu cầu sử dụng. 

4. Sử dụng húng tây khô như thế nào? 

Húng tây tươi sau khi thu hoạch phơi hoặc sấy khô được sử dụng tiện lợi và dễ dàng. 

Lá húng tây khô dùng để trang trí món ăn: chúng ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh lá tây khô trong các cốc nước trà chanh, hoa quả, các món ăn xào, nấu,… 

Dùng làm gia vị: mùi vị của húng tây khô rất đặc biệt và phù hợp với nhiều món ăn. Ví dụ khi làm pizza, húng tây khô kết hợp cùng mùi vị của một số loại rau mùi khác tăng độ hấp dẫn mùi vị của bánh pizza. Hay kết hợp lá húng tây với các gia vị khác như tỏi, chanh, khoai tây, món hầm, món súp,… cũng sẽ tạo nên các món ăn có vị ngon khó cưỡng.

5. Một số bài thuốc từ cây húng tây 

Húng tây từ lâu đã được sử dụng nhiều trong đông y với tác dụng như một dược liệu trong các bài thuốc chữa bệnh, có thể kể đến như: 

  • Chữa ho: chuẩn bị lá húng tây, húng chanh, lá xương sông mang tất cả giã nhuyễn cùng một ít muối. Dùng hỗn hợp này để ngậm có tác dụng làm dịu cổ họng, giảm cơn ho rất hiệu quả. 
  • Trị đau đầu, lo lắng nhiều: lấy 1 khoảng nhúm tay lá và hoa của cây húng tây khô đem hãm với 1 lít nước sôi làm trà. Mỗi ngày uống từ 2 đến 3 ly.
  • Chữa mẩn ngứa, dị ứng: chuẩn bị húng tây (tốt nhất là có cả hoa, quả và hạt) đem giã nhỏ và vắt lấy nước uống, phần bã thì dùng để bôi lên chỗ ngứa để giảm cảm giác khó chịu. 

6. Những lưu ý khi sử dụng lá húng tây

Cây húng tây quả thực có rất nhiều công dụng tốt với sức khỏe con người, tuy nhiên cũng có một số lưu ý nhất định khi sử dụng.

Tuyệt đối không dùng quá liều, nếu không sẽ gây lên nhiều tác dụng phụ:

  • Dùng quá liều húng tây sẽ gây lên triệu chứng ho, thở gấp, tiểu ra máu,.. Nguyên nhân do eugenol có trong húng tây có khả năng gây ngộ độc cao. 
  • Giảm đường huyết.
  • Tăng cơn co thắt tử cung ở phụ nữ, đây là hiện tượng dễ gây biến chứng trong thời kỳ mang thai, ảnh hưởng đến kinh nguyệt của phụ nữ.

Kiêng kỵ: 

  • Những người có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với các chất có trong lá húng tây thì tuyệt đối không nên dùng. 
  • Với phụ nữ đang mang thai hay cho con bú không nên tự ý sử dụng. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước nếu có ý định sử dụng để đảm bảo an toàn. 

Mong rằng qua bài viết này bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức về húng tây, hy vọng các bạn có thể áp dụng thành công vào đời sống để có một cơ thể luôn khỏe mạnh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *